Ảnh minh họa: Corbis |
Có lẽ, nhờ những chuyển biến nêu trên mà theo số liệu của Thanh tra Chính phủ, từ đầu năm đến nay, chỉ có tổng cộng 20 cán bộ, công chức thuộc 4 cơ quan nộp lại quà tặng, với tổng cộng số tiền là 123 triệu đồng. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước có 2 cán bộ nộp lại 19 triệu đồng; Bộ Công thương có 3 trường hợp, nộp lại 20 triệu đồng; UBND tỉnh Hải Dương có 9 trường hợp, nộp lại 20 triệu đồng; UBND tỉnh Long An có 6 trường hợp, nộp lại 64 triệu đồng. Trong khi đó, tại những lĩnh vực được đánh giá là nhạy cảm, như quản lý đất đai, khai thác tài nguyên, khoáng sản, đầu tư, xây dựng, thuế, quản lý công sản, cả năm 2010, không có cán bộ, công chức nào nộp lại quà tặng theo Luật Phòng - chống tham nhũng.
Trong khi đó, theo Báo cáo Công tác phòng - chống tham nhũng năm 2010 của Chính phủ, qua thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong 9 tháng đầu năm, các cơ quan chức năng phát hiện sai phạm chủ yếu thuộc lĩnh vực đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, đầu tư, xây dựng và quản lý sử dụng tài sản công. Cụ thể, cơ quan chức năng đã kiến nghị thu hồi gần 8.153 tỷ đồng và hơn 2.108 ha đất, nhưng mới thu hồi được 3.335 tỷ đồng và hơn 245 ha đất; kiến nghị kỷ luật 256 tập thể và 2.035 cá nhân. Tổng giá trị tài sản bị tham nhũng, gây thiệt hại do tham nhũng phát hiện được là 193,5 tỷ đồng và gần 517 ha đất; đã thu hồi được 156,4 tỷ đồng và hơn 432 ha đất.
Tuy nhiên, những số liệu nêu trên không có nghĩa là đội ngũ cán bộ, công chức của các bộ, ngành, địa phương đã “trong sạch” hơn. Theo ông Huỳnh Đảm, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi đến Kỳ họp Quốc hội thứ 8 cho thấy, cử tri và nhân dân cho rằng, tham nhũng, lãng phí chưa được đẩy lùi. Vẫn theo ông Đảm, cử tri và nhân dân không hài lòng với kết quả phòng - chống tham nhũng và cho rằng, công tác phòng - chống tham nhũng, lãng phí vẫn còn hạn chế, yếu kém; không ít trường hợp chưa phát hiện kịp thời, xử lý chưa nghiêm, nhất là xử lý trách nhiệm người đứng đầu; công tác tự phát hiện tham nhũng, lãng phí của các cơ quan, tổ chức, đơn vị vẫn là khâu yếu.
Tương tự, theo Báo cáo Thẩm tra về công tác phòng - chống tham nhũng do của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, kết quả phòng - chống tham nhũng nêu trên không hẳn có nghĩa là tình trạng tham nhũng đã có dấu hiệu giảm, mà trên thực tế, hiệu quả hoạt động của các cơ quan chuyên trách chống tham nhũng chưa cao; hiệu quả của một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng còn hạn chế…
Với các vụ việc tham nhũng bị phát hiện còn quá ít so với thực tế và hình thức xử lý chưa kịp thời, theo Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, dư luận xã hội cho là đang có biểu hiện nương nhẹ trong việc xử lý những người có hành vi tham nhũng. Hoạt động của các cơ quan chức năng, chuyên trách trong phát hiện và xử lý tham nhũng chưa tích cực, mặc dù trong nhiều năm qua đã được đầu tư về tổ chức, nhân lực, trang thiết bị và kinh phí hoạt động…
Tổng thanh tra Chính phủ, ông Trần Văn Truyền cũng cho rằng, thông qua dư luận quần chúng, đánh giá của các tổ chức quốc tế và tình trạng các vụ án tham nhũng vẫn còn xảy ra trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều cấp độ, có thể nhận định, tình hình tham nhũng năm 2010 tuy có giảm, nhưng trên một số lĩnh vực, tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp và tinh vi hơn. Nghiêm trọng nhất vẫn là tham nhũng trong lĩnh vực quản lý đất đai, khai thác tài nguyên, khoáng sản, đầu tư, xây dựng, thuế, quản lý công sản.
Bà Lê Thị Thu Ba Chủ tịch Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Dư luận xã hội và ý kiến cử tri gửi Quốc hội cho thấy, hiện nay, khi giải quyết công việc liên quan tới người có thẩm quyền, phần đông người dân và doanh nghiệp sẵn sàng đưa hối lộ để được việc. Cán bộ, công chức nhà nước cũng coi việc nhận tiền của người dân, doanh nghiệp để giải quyết công việc là chuyện bình thường. Đương nhiên, nhận nhiều hoá quen và phát sinh tình trạng nhũng nhiễu, cố tình gây khó khăn, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp khi giải quyết công việc hành chính để vòi vĩnh. Người dân và doanh nghiệp cho rằng, ở đâu có liên quan đến lợi ích của họ thì đều có tham nhũng. Ông đặng Văn Sướng Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An Đừng thấy con số vụ án tham nhũng được khởi tố ít mà nói tham nhũng đã giảm. Vì vậy, trong thời gian tới, cần tiếp tục nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị, củng cố niềm tin của nhân dân bằng các việc làm cụ thể, thiết thực. Về mặt nhận thức, chúng ta cần chủ động phòng, chống tham nhũng tại cơ sở, trước hết trách nhiệm của người đứng đầu. Nếu phát hiện được thì các cơ quan điều tra, xét xử nghiêm minh, đúng người đúng tội, đúng pháp luật. |
(Theo Báo đầu tư)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com