Hiện nay, hầu hết những thương hiệu cao cấp ít nhất đều có một website và một vài dạng mua sắm trực tuyến. Nhưng Web đã tiến lên Blogs (nhật kí trên mạng), mạng lưới truyền thông, và sự cộng tác bây giờ là quy tắc trực tuyến. Và những thương hiệu cao cấp đâm ra lo sợ.
Mặc dù họ có lẽ đã chậm chạp đến không ngờ để nhận thông điệp, những thương hiệu cao cấp cuối cùng cũng bắt kịp thế kỉ 20. Họ hầu như đều có những website, và phần lớn có cửa hàng trực tuyến. Những thương hiệu xa hoa nhận ra rằng dù cho có những mối đe dọa của nó. Web đã là thứ gì đó họ không thể làm ngơ được.
Chỉ có một vấn đề là: chúng ta bây giờ vững chắc trong thế kỉ 21 và Web đã tiến lên. Nó không chỉ là nguồn thông tin và giao dịch, mà còn tương tác (Skype, tin nhắn chuyển nhanh) sự sáng tạo nội dung (blogs, YouTube), đồng sáng tạo (Wikipedia) và cộng tác (chia sẻ phim ảnh). Đây cũng là thế giới của Cuộc Sống Thứ Hai nơi người thay thế của bạn có thể sống, làm việc, tiệc tùng, tương tác và bịa ra những mối quan hệ với những người khác trực tuyến.
Đây là thế giới của Web 2.0 và nó thật sự mang đến cho những thương hiệu cao cấp _đang cố gắng nắm vững Web 1.0 _ điều gì đó để nghĩ. Web 2.0 chuyển quyền năng tới những người tiêu thụ. Họ tạo ra nội dung, họ nói lên điều họ nghĩ. Hiện tại đã có một hình thức đối thoại 2 chiều và một sự thay đổi không giới hạn của những quan điểm, những phê bình và tin tức.
Hiền hiên sự nổi lên năng lực con người đang làm cho những thương hiệu cao cấp chùn bước, họ sợ rằng họ có thể mất đi sự kiểm soát thương hiệu của họ. Trong khi một chiếc túi xách chỉ tốn 100 đô la để làm ra, nhưng bán ra với giá 5000 đô la.
Julia Rubinic, nhóm giám đốc chịu trách nhiệm về khu vực bán lẻ ở chi nhánh tiếp thi số Organic nói: “Tôi đồng tình với những lí do khiến họ do dự” “ Những thương hiệu cao cấp chính là những chuyên gia trong việc quản lý hình ảnh và quyền lợi thương hiệu của họ. Họ có nỗi lo sợ thật với việc mất kiểm soát nó. Nó giống như trong bộ phim “Người đàn bà đẹp” khi Julia Roberts bước vào một cửa hàng trên đường Rodeo Drive và ăn vận như một cô gái điếm - bạn không thể kiểm soát được ai đến cửa hàng trực tuyến hay nói về thương hiệu của bạn trên blog hay diễn đàn của khách hàng.
Lúc này nói đến việc kiểm soát ngụ ý một sự lên xuống. Chúng ta biết cái tốt nhất và chúng ta sẽ không lắng nghe thái độ của bạn.Nhưng Web 2.0 đang thay đổi những động lực cũa sự tương tác lẫn nhau giữa công ty và khách hàng.Trong tương lai gần, quyền lợi của một thương hiệu có lẽ không còn dự vào việc nó được kiểm soát tồt như thế nào mà dựa vào việc nó được chia sẻ tốt ra sao.
Rubinic nói: “Những thương hiệu cao cấp có nhiều lợi thế trong không gian của Web 2.0. Nhiều 2.0 tập trung vào những điểm đam mê. Những thương hiệu cao cấp cũng được bố trí để kích thích sự đam mê. Họ thật sự không có nhiều mối lo sợ khi họ là sản phẩm cao cấp, vì thế nỗi sợ của việc không mang đến chất lượng là không thể xảy ra. Những thương hiệu cao cấp không hoảng sợ và hoạt động khéo léo (họ cần theo dõi, không ngắt quãng, và cố gắng kiểm soát những cuộc trò chuyện và những sự tương tác lẫn nhau) họ thật sự được lợi từ Web 2.0.
Cecilia Pagkalinawan, giám đốc chịu trách nhiệm về web và thương mại trực tuyến ở Frette, công ty vải lanh cáo cấp nói: tôi rất thích thú với Web 2.0. Băng thông không lâu nữa đưa ra những hình ảnh và khinh nghiệm sử dụng nhiều hơn có thể được đề xuất tới khách hàng. Cảm giác hài lòng và thỏa mãn ngay lập tức rất quan trọng với những khách hàng cao cấp, và tôi nghĩ Web là tốt nhất cho việc này. Miễn là chúng tôi duy trì được sự quan tâm và chú ý của khách hàng tới những thứ mà chúng tôi hoang phí vào những sản phẩm của mình và đưa ra cùng mộtsự chăm sóc với những khách hàng trực tuyến, mọi thứ đã có kết quả tốt.
Joe Chung, CEO của nhà cung cấp phần mềm thương mại điện tử Allurent tán thành : “Trước Web 2.0 chúng tôi không thể dùng kinh nghiệm trực tuyến giới thiệu thương hiệu của họ. Bây giờ là lúc nắm lấy lợi thế, nhưng nắm lấy lợi thế của toàn bộ phạm vi công nghệ và kinh nghiệm ngoài kia, bao gồm những mối quan hệ và những khía cạnh mạng lưới truyền thông. Muốn hay không muốn, tất cả các thương hiệu đang mất đi tầm kiểm soát. Đã có một sự thay đổi kiểu thông tin. Khoảng 2.5% người trên mạng đang nói với 97,5% người còn lại. Điều đó nghe như là tỷ lệ thấp, nhưng thật sự là rất tốt. Mọi người đều bị ảnh hưởng bởi blogs.
Chung đưa ra giả thuyết rằng những thương hiệu cao cấp có cơ hội tuyệt vời để nắm thế chủ động và xây dựng những cộng đồng đáng tin cậy xung quanh những thương hiệu của họ. Ông ta tưởng tượng rằng một khách hàng vừa mới mua một chiếc túi xách trong cửa hàng được mời gia nhập một câu lạc bộ trực tuyến, mang đến cho họ những đặc quyền, những lời mời xem trước sản phẩm, những sự kiện cá nhân và tương tác với những người mua túi xách có cùng sở thích như thế nào? Những lời đề nghị độc quyền này là bước đầu tiên cho những thương hiệu cao cấp bước vào thế giới của Web 2.0.
Có vẻ như Web 2.0 là về những mối quan hệ, sự mở rộng đa kênh của việc quản lý mối quan hệ khách hàng là tối cao. “Những công ty cần phải hiểu những người khách và những khách hàng tiềm năng sử dụng Web, sử dụng mạng lưới truyền thông xã hội như thế nào, khi nào họ thích mua trực tuyến, hay khi nào họ thích đi cửa hàng hơn. Họ cần phải thích nghi để trở thành trung tâm khách hàng” Rubinic nói: “Web 2.0 thật tuyệt để đàm thoại, yếu tố quyết định thành công và là đại sứ cho thương hiệu thông qua lối nói chuyện chân thành, cởi mở nhưng nó vẫn chỉ một phần của kinh nghiệm thương hiệu”
Các thương hiệu phải vượt ra khỏi ý tưởng kiểm soát. Chung nói: “Họ cần phải tham gia. Họ cần phải đọc cái người ta nói, trở thành một phần của cuộc đối thoại, nhận ra được những xu hướng, trở thành một phần của làn sóng mới. Như là việc thiết lập xu hướng chuyển dịch tới Internet, họ cần phải là một phần của nó”.
Julia Rubinic thêm vào: “Bạn cần phải mang đến cho người hâm mộ mỏ vàng thú vị cái đó sẽ khiến cho họ nói chuyện”, nhấn mạnh rằng website của người hâm mộ và blogs là một công cụ tiếp thị có tác động mạnh mẽ như thế nào nếu như thương hiệu đó đối với họ với thái độ trân trọng và cởi mở.
Chúng tôi dự kiến thêm vào nội dung “ý kiến người tiêu dùng” trên trang web của chúng tôi từ những nhà thiết kế nội địa. Với tư cách cá nhân, tôi nghĩ những cộng đồng người tiêu dùng với nhau tốt hơn là để họ tự xoay sở lấy. Chúng ta sẽ hầu như chắc chắn tài trợ và quảng cáo trên những cộng đồng này và blogs trong tương lai nhưng chúng ta không không muốn “sở hữu” nó.Tôi nghĩ “sở hữu” chúng trái với sự độc lập khuyến khích tự do, điều làm cho các trang web này đáng tin với người tiêu dùng.
Tuy nhiên, Pagkalinawan muốn giữ đầu óc cởi mở “Chìa khóa dẫn đến thành công với Web 2.0 là thay đổi liên tục và mở rộng để thay đổi. Những thương hiệucao cấp, có lẽ thấy khó khăn khi luôn bám chặt vào di sản và truyền thống nhưng đó là cách duy nhất họ sẽ tồn tại trong thế kỉ 21.
(theo lantabrand.com)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com