Cuộc hồi sinh của thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ Omega có thể được xem như một trường hợp điển hình về cách làm thế nào để đưa một thương hiệu đỉnh cao lâm nạn trở lại với sức mạnh vốn có.
Theo tờ New York Times, cho tới cuối thập niên 1960, Omega vẫn là một cái tên vào hàng đẳng cấp nhất trong ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ của thế giới. Omega khi đó sở hữu tất cả mọi thứ để khẳng định ngôi vị này: một thương hiệu đã tồn tại suốt từ năm 1848, là chiếc đồng hồ đầu tiên được đưa lên mặt trăng, đồng thời cũng là chiếc đồng hồ chính thức đầu tiên sử dụng cho Thế vận hội.
Đến thập niên 1970, ngành sản xuất đồng hồ của thế giới trải qua những thay đổi chấn động, khi những chiếc đồng hồ điện tử đến từ Nhật Bản trở thành một hiện tượng mới. Một kỷ nguyên khép lại, và nhiều người tin rằng, thế giới chuyển động cơ học của những chiếc đồng hồ cơ đã chấm dứt kể từ đây. Những chiếc đồng hồ điện tử chạy pin, với độ chính xác cao vào không đòi hỏi người dùng phải "lên dây", có vẻ như sẽ khiến những chiếc đồng hồ cơ trở thành vô nghĩa.
Omega khi đó đã đón nhận công nghệ mới bằng đôi cánh tay dang rộng. Những chiếc đồng hồ điện tử đầu tiên của hãng được tung ra thị trường vào năm 1970.
"Có lẽ chúng tôi đã sai khi nhảy vào lĩnh vực đồng hồ điện tử. Nhưng đó là xu hướng của thời điểm đó", Chủ tịch hiện nay của Omega, ông Stephen Urquhart, phát biểu. "Với Omega, mục tiêu luôn là dẫn đầu ở bất kỳ một xu hướng mới nào, nhưng chiếc đồng hồ điện tử không bao giờ đem lại kết quả như chúng tôi mong đợi", ông Urquhart nhớ lại.
Cho tới khi Omega nhận thức được sai lầm, thì tác hại của việc sản xuất đồng hồ điện tử đối với uy tín của hãng đã hiện rõ. Từ thập niên 1970 cho tới hết những năm 1990, Omega không còn được nhìn nhận với tư cách là một hãng đồng hồ hạng sang nữa. Thay vào đó, sản phẩm của hãng bị đánh đồng với sự bình dân. Doanh số sụt giảm, và tên gọi Omega mất đi hấp lực vốn có.
Theo VnEconomy
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com