Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xây dựng Thương hiệu của cá nhân (Phần 1)

Tạo dựng một thương hiệu cho cá nhân và làm cho nó trở nên chuyên nghiệp, thành công thì còn hơn là việc cố in một cái danh thiếp thật đẹp hay mặc một bộ trang phục thích hợp. Thương hiệu cá nhân thể hiện chúng ta là ai, nó sẽ giúp chúng ta tối đa hóa sự ảnh hưởng của mình đến những người sẽ giúp chúng ta thành công.

Thương hiệu cá nhân, nói cho dễ hiểu, đó là một tính cách riêng có thể thúc đẩy một nhóm đối tượng công chúng nào đó cảm thấy thích thú với giá trị, cũng như chất lượng mà tính cách đó thể hiện.

Xây dựng thương hiệu cá nhân là cái cách làm cho người khác chấp nhận tính cách của bạn bắt đầu từ khi họ để ý đến bạn, có thể thông qua trong môi trường cá nhân hoặc trong môi trường công việc. Một thương hiệu cá nhân không phải là chính bạn, nó là sự phản ánh tính cách và năng lực của bạn. Nhưng không có nghĩa là bạn đang đánh mất chính mình, nó là việc định hình tính cách riêng vốn có của mình thích ứng với sự chấp nhận của một nhóm công chúng mà bạn muốn.

Vấn đề then chốt trong Xây dựng thương hiệu cá nhân là : Hãy vạch rõ chính mình thay vì để người khác lam công việc đó. Bạn phải có khả năng ảnh hưởng đến mọi người để họ chấp nhận bạn là ai theo cách mà bạn mong muốn dựa trên những điểm mạnh, những giá trị, những mục tiêu và những cá tính riêng của bạn.

Hãy thể hiện chính bạn và những gì bạn đại diện trước những người mà bạn cần phải tiếp xúc – đó là những nhóm công chúng mục tiêu, những người hàng xóm, gia đình, bạn học của bạn, thậm chí là cả với những người đi đường. Hãy làm như thế liên tục và thật tự tin. Như vậy là bạn đang thực hiện tốt công việc Xây dựng thương hiệu của cá nhân rồi đấy.

8 qui luật của Xây dựng thương hiệu cá nhân:

Qui luật của chi tiết hóa (specialization): một thương hiệu lớn phải tập trung thật chính xác và chi tiết vào chỉ một hoặc điểm mạnh chính, hoặc tài năng nổi bật nhất, hoặc thành tựu quan trọng nhất. Bạn có thể chi tiết hóa theo một trong những cách sau: năng lực, hành vi, phong cách sống, tầm nhìn …

Qui luật của lãnh đạo (leadership): với một thương hiệu cá nhân, bạn phải có được quyền lực và sự tín nhiệm của nhóm công chúng của riêng mình, có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến nhóm người ấy.Khả năng lãnh đạo xuất phát từ những tài năng tuyệt vời của bạn, vị trí hiện tại của bạn và sự công nhận của nhóm công chúng đồi với bạn.

Qui luật của cá tính riêng (personality): một thương hiệu lớn phải được xây dựng trên nền tảng những cá tính vànhững thói xấu của cá nhân, nó phải bao gồm cả 2 thứ nêu trên. Nó là cách để tháo bỏ những áp lực mà Qui luật của lãnh đạo đã nêu: bạn thì luôn luôn tốt, nhưng bạn không phải là người hoàn hảo.

Qui luật của sự khác biệt hóa (distinctiveness): một thương hiệu cá nhân hiệu quả luôn cần phải được khẳng định là khác biệt đối với đối thủ cạnh tranh của mình. Nhiều nhà tiếp thị đã xây dựng những thương hiệu ở khoảng giữa (middle-of-the-road) vì không muốn làm mất lòng ai, cũng như muốn thu hút được đông đảo công chúng yêu thích. Thế nhưng cách làm đó làm cho thương hiệu thất bại bởi trong một thị trường với nhiều thương hiệu, thì thương hiệu như vậy sẽ không được nhận ra.

Qui luật của sự dễ nhận dạng (visibility): để thành công, một thương hiệu cá nhân phải được gợi nhắc lặp đi lặp lại liên tục, cho đến khi nó tự động ghi dấu một cách có ý thức vào trong đầu của nhóm công chúng mục tiêu (target audience). Sự dễ nhận dạng tạo ra khả năng thừa nhận về chất lượng. Người ta cho rằng bởi vì họ phải liên tục thấy một người, và hiển nhiên người ấy sẽ trở nên nổi bật hơn và đáng tin tưởng hơn so với những người khác.

Qui luật của sự thống nhất (unity): một cá nhân ẩn sau một thương hiệu phải thống nhất và thực hiện theo đạo đức (moral) và hành vi (behavior) đã được xây dựng từ trước cho thương hiệu cá nhân đó. Lúc đó, tính cách cá nhân phải phản ánh được bản chất thương hiệu trong công chúng.

Qui luật của sự bền bỉ (persistence): bất cứ một thương hiệu cá nhân nào cũng cần thời gian để phát triển. Hãy kiên nhẫn chăm sóc cho thương hiệu cá nhân của bạn.

Qui luật của thiện chí (goodwill): một thương hiệu cá nhân sẽ được kéo dài hơn nếu cá nhân ẩn đằng sau thương hiệu ấy biết cách củng cố tốt thương hiệu. Cá nhân phải biết tạo ra một ý tưởng đầy thiện chí đối với công chúng mục tiêu của mình, để từ đó có được sự ủng hộ tích cực hơn từ họ.

(theo lantabrand.com)

  • 10 công ty lãi lớn nhất thế giới
  • “Âm thầm” danh tiếng Siemens
  • VISA vì chữ tín, nhờ chữ tín
  • Triết lý cuộc sống từ bữa sáng
  • 'Kẻ đi săn' đa quốc gia và số phận thương hiệu Việt
  • Tương lai thương hiệu dựa trên những xu hướng trong hiện tại
  • Những gì ẩn chứa trong một cái tên?
  • Xây dựng thương hiệu qua các quá trình tiếp xúc với khách hàng (Phần 1)
  • Đặc điểm chung của các thương hiệu vĩnh cữu
  • Có nên định vị lại thương hiệu…???
  • Ảnh hưởng của xuất xứ đối với các thương hiệu bia
  • Lời hứa thương hiệu: Tại sao thương hiệu phải cần xây dựng nó ?
  • Nhượng quyền và việc bảo vệ thương hiệu của bạn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com