Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mười “Kỳ tài” đầu tư hàng đầu thế kỷ 20: Ian McAvity, không thể dự đoán chính xác xu hướng thị trường

Ian McAvity là một trong số những người tham gia sáng lập Quỹ trung ương và Quỹ tín thác đầu tư vàng Canada. Ông còn là người phát hành và biên tập những bức thư tin tức “Deliberations on World Markets”. Ông rất giỏi phân tích kỹ thuật (technical analysis: Nghiên cứu số cung và cầu chứng khoán và hàng hóa dựa trên các nghiên cứu về số lượng và giá cả.

Nhà phân tích dùng các biểu đồ hay chương trình vi tính để nhận dạng và đánh giá xu hướng thị trường tương lai. Hầu hết các phân tích được thực hiện là những phân tích ngắn và trung hạn, nhưng một vài nhà phân tích cũng tiên đoán các chu kỳ dài hạn dựa trên biểu đồ và các dữ kiện khác. Không giống nhà phân tích cơ bản, nhà phân tích kỹ thuật không quan tâm đến vị thế tài chính của công ty). Ian McAvity cho rằng: “Thị trường luôn luôn đúng. Thị trường khiến chúng ta mắc sai lầm, tìm ra giới hạn đau khổ của chúng ta. Mỗi lần chúng ta thay đổi ý định, đều không thoát khỏi cặp mắt của thị trường. Chúng ta cần rất nhiều năm tôi luyện mới vơi bớt sự bướng bỉnh và cố chấp”. 

Chúng ta hãy theo dõi cuộc đối thoại của Ian McAvity và Andrew W. Lo trong cuốn sách nổi tiếng “The Heretics Of Finance” (Đối thoại với các chuyên gia phân tích kỹ thuật hàng đầu) xuất bản năm 2009.

Andrew W. Lo (L): Phải chăng những thứ mà ông học được đều bắt đầu từ khi ông áp dụng kết quả phân tích kỹ thuật vào thực tiễn chứ không phải những lý thuyết có trong sách vở?

Ian McAvity (M): Bản chất của nghiên cứu xu hướng là bạn phải không ngừng học hỏi, có như thế bạn mới nắm bắt được nó. Tôi nghiên cứu về xu hướng đã 38 năm, và vẫn không ngừng tìm tòi, học hỏi. Tổng kết thì thấy, mỗi xu hướng có những biểu hiện hoàn toàn khác nhau nhưng đều bao gồm 4 giai đoạn: chạm đáy, tăng mạnh, chạm đỉnh và trượt dốc. Tôi quan tâm đến tất cả các thông tin về phiên giao dịch đầu tiên, giá trần, giá sàn và phiên giao dịch cuối cùng. Nếu có ai đó muốn thảo luận với tôi một vấn đề mà bao gồm các công thức với những chữ cái Hy Lạp, tôi sẽ lập tức bịt tai lại. Về mặt này thì tôi quả là một kẻ phản học thuật.

L: Ông đã có được bài học đắt giá nào?

M: Tôi luôn đặt ra một tiền đề, rồi quan sát những dự đoán của mình về thị trường trong một thời gian dài, để sau đó chứng kiến những bằng chứng ủng hộ tôi dần dần biến mất, điều này dường như đã trở thành một quy luật bất di bất dịch. Thị trường khiến tôi mắc sai lầm, tìm ra giới hạn đau khổ của tôi. Mỗi lần tôi thay đổi ý định, đều không thoát khỏi cặp mắt của thị trường. Phải mất rất nhiều năm tôi luyện mới vơi bớt sự bướng bỉnh và cố chấp đó.

L: Giả sử những trạng thái giá cả, chỉ tiêu, sách lược mà ông sử dụng đều đã quá quen thuộc với thị trường, vậy thì làm thế nào, vẫn những cách thức cũ, vẫn những công cụ không hề mới ông lại có thể gặt hái được thành tựu to lớn như vậy?

M: Đối tượng quan tâm chính của tôi là dự đoán và phân biệt sự biến đổi của các trạng thái xu hướng. Tôi chưa bao giờ gọi điện cho khách hàng, gợi ý để họ mua vào hoặc bán ra. Tôi lưu ý đến những thay đổi có tính tương quan. Ví dụ, tôi sẽ chú ý đến những cổ phiếu mà trong phiên giao dịch với số lượng nhỏ thì biểu hiện rất tốt, nhưng nếu là giao dịch với số lượng lớn thì lại rất yếu ớt. Tuy USD đang mất giá so với Euro, nhưng vẫn rất mạnh so với đồng yên Nhật, v.v….

Tôi còn quan tâm đến : 1. Biểu đồ. 2. Chỉ số trung bình động (MA). 3. Tỉ lệ VSMA (đối lập với chỉ số MA), biểu thị tỷ lệ phần trăm của giá cả trên giá trung bình động . Tỷ lệ VSMA giúp nhận biết mức độ dịch chuyển của giá cổ phiếu so với chỉ số MA. 

 L: Ông làm thế nào để cân bằng giữa việc nhận biết những tín hiệu có tính dự báo với việc nâng cao độ mẫn cảm với những tiếng ồn ngẫu nhiên?

M: Thị trường luôn thích thú với việc tạo ra rất nhiều tiếng ồn, tạp âm, bởi vì thị trường không bao giờ muốn lặng sóng, để khiến người ca có cảm giác nó cởi mở và dễ gần. Nhưng bạn hầu như không thể xác định đâu là tiếng ồn ngẫu nhiên, và đâu không phải. Tôi là một nghệ sỹ, tôi chỉ có thể nói, mọi âm thanh đều có điểm khác biệt của nó. Bạn gán cho nó quá nhiều định nghĩa là không đúng với thực tế, là một sai lầm.

L: Sự tự tin vào khả năng dự đoán những biến động giá cả trong tương lai của công việc phân tích kỹ thuật phải chăng đã giúp ông giải tỏa áp lực? 

M: Dự đoán biến động của giá cổ phiếu trong tương lai? Tôi cho rằng chúng ta không thể nào dự đoán chính xác xu hướng thị trường. Có một câu nói rất xưa thế này: Đừng bao giờ đặt giá cả và thời gian cạnh nhau. Ý nghĩa của câu nói đó là, đừng bao giờ nói một ai: đây là mệnh giá cổ phiếu lúc 3 giờ chiều thứ 4 tuần sau. Tôi hoàn toàn không tin vào độ chính xác của những dự đoán kiểu này. Tôi chỉ có thể căn cứ vào những đặc trưng lũy kế để nhận biết một xu hướng có thể tiếp tục kéo dài mà thôi.

(Theo Nam Anh // Tamnhin)

  • Núi tiền khổng lồ của chúa đảo Tuần Châu
  • Nhà họ Lee mất dần quyền kiểm soát Samsung
  • Anh em Bầu Thụy hết nổ và chán nổi
  • Suy nghĩ về tiền theo tư duy của triệu phú
  • CEO cao giá chưa chắc làm việc hiệu quả
  • Ông chủ Gawker Media - Rupert Murdoch “phẩy” của truyền thông Mỹ?
  • Skoopz: Vị ngọt mới trong chuỗi cửa hàng Wal-Mart
  • 5 nhà khoa học nữ đoạt giải L'Oréal-UNESCO 2011
  • 10 nhân vật quyền lực nhất thế giới
  • Mười “Kỳ tài” đầu tư hàng đầu thế kỷ 20: Michael Steinhardt, sẵn sàng mạo hiểm
  • Từ kẻ vô danh thành người giàu nhất Trung Quốc
  • Evan Williams và sự tích Twitter
  • “Đại tá” Konstantin Grigoryan
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com