Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Số triệu phú của thế giới giảm gần 18% vì khủng hoảng

 
Mỹ Latin là khu vực duy nhất có giá trị của cải trong các công ty quản lý tài sản tăng lên trong năm 2008, với mức tăng 3%, đạt mức 2.500 tỷ USD - Ảnh minh họa.

Suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2008 đã khiến giá trị của cải nằm trong các công ty quản lý tài sản trên thế giới lần đầu tiên sụt giảm trong gần một thập kỷ trở lại đây.

Thông tin này được đưa ra trong báo cáo về ngành quản lý tài sản do hãng tư vấn Boston Consulting Group (BCG) của Mỹ thực hiện.

BCG cho biết, giá trị tài sản được chủ nhân giao cho các công ty quản lý tài sản nắm giữ đã giảm 11,7% trong năm 2008, xuống còn 92.400 tỷ USD.

Theo BCG, khu vực Bắc Mỹ, đặc biệt là nước Mỹ, là nơi chịu thiệt hại nặng nhất xét về phương diện giá trị tài sản “bốc hơi”. Giá trị của cải nằm trong các công ty quản lý tài sản ở đây đã giảm tới 21,8% trong năm 2008, xuống còn 29.300 tỷ USD, chủ yếu do sự lao dốc của thị trường chứng khoán.

Ngoài ra, những “thiên đường” quản lý tài sản của thế giới như Thụy Sỹ và vùng Caribbean cũng chứng kiến sự sụt giảm mạnh trong giá trị của cải được quản lý. Tại các nước và khu vực này, giá trị của cải nằm trong ngành quản lý tài sản đã giảm 8% trong năm 2008, xuống còn 6.700 tỷ USD, từ mức 7.300 tỷ USD của năm 2007.

Với số của cải 32.700 tỷ USD nằm trong các công ty quản lý tài sản, giảm 5,8% so với năm 2007, châu Âu đã vượt Bắc Mỹ để trở thành khu vực giàu có nhất thế giới.

Trong khi đó, Mỹ Latin là khu vực duy nhất có giá trị của cải trong các công ty quản lý tài sản tăng lên trong năm 2008, với mức tăng 3%, đạt mức 2.500 tỷ USD.

Tuy nhiên, xét về phương diện của cải trong các công ty quản lý tài sản, nước Mỹ vẫn là quốc gia giàu có nhất, với 27.100 tỷ USD, kế đó là Nhật Bản với 13.500 tỷ USD.

Báo cáo của BCG nhận định, giá trị của cải nằm trong các công ty quản lý tài sản sẽ phải mất 6 năm mới phục hồi được về mức 104.700 tỷ USD của năm 2007.

Cũng theo báo cáo này, suy thoái kinh tế cũng khiến rất nhiều triệu phú trên thế giới không giữ được danh hiệu, đặc biệt là những ai thực hiện các cú đầu tư mạo hiểm trong thời kỳ kinh tế bong bóng. BCG cho biết, số triệu phú của thế giới đã giảm 17,8% trong năm 2008, còn 9 triệu người.

Trong đó, châu Âu và Bắc Mỹ là hai khu vực có số triệu phú “ra đi” nhiều hơn cả, với mức giảm 22%. Tuy nhiên, với 3,9 triệu triệu phú, Mỹ vẫn là quốc gia có nhiều triệu phú nhất trên thế giới. Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, có hơn 1 triệu triệu phú.

Vị trí nước có mật độ triệu phú cao nhất thế giới là Singapore, với 8,5% dân số sở hữu tài sản 7 chữ số, tiếp đó là Thụy Sỹ với 6,6%, Kuwait với 5,1%, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất với 4,5%, và Mỹ với 3,5%.

BCG bắt đầu thực hiện điều tra thường niên về giá trị của cải nằm trong các công ty quản lý tài sản của thế giới vào năm 2001. Năm 2008 là năm đầu tiên báo cáo này cho thấy sự suy giảm trong mức độ giàu có của thế giới.

(Theo Mai Phương // VnEconomy // Reuters, Bloomberg)

  • Núi tiền khổng lồ của chúa đảo Tuần Châu
  • Nhà họ Lee mất dần quyền kiểm soát Samsung
  • Anh em Bầu Thụy hết nổ và chán nổi
  • Suy nghĩ về tiền theo tư duy của triệu phú
  • CEO cao giá chưa chắc làm việc hiệu quả
  • Người phụ nữ phía sau thành công của Facebook
  • Zoe Cruz, người phụ nữ quyền lực nhất Phố Wall
  • Anh em nhà giàu nhất Ấn Độ bất hòa
  • Cựu Tổng giám đốc Samsung bị phạt 91 triệu USD
  • Những nỗi sợ của nhà đầu tư huyền thoại
  • “Huyền thoại Ý” trên đất Việt
  • Nicolas Darvas: Vũ công trên sàn chứng khoán
  • Warren Buffett: Nợ quá lớn đe dọa kinh tế Mỹ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com