Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lợi nhuận, đạo đức và lòng tin

Theo ý kiến của Thomas Friedman – người đã kích thích sức sáng tạo, trí tưởng tượng trong thế giới kinh doanh thông qua cuốn sách Thế giới phẳng – trong một bài viết mới đây trên The New York Times cho rằng: “Chúng ta không chỉ cần một cuộc giải cứu tài chính, mà trên hết chúng ta cần cả một cuộc giải cứu về đạo đức kinh doanh. Chúng ta cần phải tái thiết lập sự cân bằng cốt lõi giữa các yếu tố: thị trường – đạo đức – và các chuẩn mực”.

Ngay trong ngày tiếp theo sau khi tuyên bố người được bổ nhiệm vào vị trí đứng đầu của Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ, tân Tổng thống Barack Obama đã lưu ý rằng cần thiết phải có sự chuyển đổi trong đạo đức kinh doanh và rằng “tất cả mọi người từ các CEO cho tới các cổ đông hay các nhà đầu sẽ phải luôn tự đặt ra cho mình không chỉ những câu hỏi như: Vụ kinh doanh này có sinh lời không?  Liệu nó có làm tăng lợi tức không?, mà còn phải cân nhắc xem: Liệu nó có  đạo đức không?”

Sự hưng thịnh về tài chính chỉ có được nhờ sự tín nhiệm và sự tin tưởng lẫn nhau. Ảnh: Corbis

Mặc dù có thể chúng ta muốn vượt ra khỏi phạm vi những chuẩn mực đã đề ra và cứ thế tập trung vào việc chèo lái con thuyền kinh doanh đi qua một vùng biển đầy sóng gió và thách thức, nhưng vấn đề này đã từ Mỹ, từ phố Wall tới ngày càng đến gần hơn với mọi nhà, mọi gia đình, mọi quốc gia.

Đang có một xu hướng giữa các tổ chức kinh tế giúp chọn lọc những đối tác phù hợp trong khi vẫn có thể theo dõi được những thành tích trong quá khứ của họ về kết quả hoạt động, sự đổi mới và trên hết là cơ cấu quản lý doanh nghiệp vững mạnh.

Ngày nay, việc ủy nhiệm vượt xa khỏi các chỉ số về doanh thu, tăng trưởng, và lợi nhuận. Chúng ngày càng vươn tới những chuẩn mực đạo đức, sự liêm chính, sự tín nhiệm, những thành tích trong quá khứ, kinh nghiệm, sức sáng tạo, sự chuyên nghiệp, và quản trị doanh nghiệp.

Nói cách khác, bên cạnh việc quan tâm xem “doanh nghiệp làm gì?”, thì một vấn đề cũng không kém phần quan trọng là “doanh nghiệp đó làm như thế nào?”

Hướng về tương lai, một doanh nghiệp hoạt động ổn định có thể chỉ được xây dựng trên nền tảng văn hóa mà ở đó mọi người đều tin tưởng lẫn nhau, trong đó có các nhân viên, khách hàng, cổ đông, nhà đầu tư, môi giới, và không thể thiếu những nhà điều hành. Tin tưởng lẫn nhau thông qua sự minh bạch hóa cuối cùng sẽ đạt được những thành quả xứng đáng, được mọi người công nhận, và đó là con đường duy nhất để tiến lên.

Khi cuộc suy thoái kinh tế dần lắng xuống, có thể khẳng định một xu hướng mới là các khách hàng sẽ chuyển hướng sang những công ty không chỉ tạo ra giá trị kinh doanh cao nhất mà còn duy trì tốt nhất các chuẩn mực đạo đức, cũng như các chuẩn mực trong quản trị. Lý do cho xu hướng này đơn giản là bởi sự hưng thịnh về tài chính của một doanh nghiệp chỉ có thể được hun đúc từ sự tín nhiệm, và sự tin tưởng lẫn nhau.

(Theo Tuyết Lan//Vineet Nayar//TuanVN)

  • Miễn dịch cho các tổ chức (Phần I)
  • Miễn dịch cho các tổ chức: (Phần II)
  • Chia sẻ kinh nghiệm trong giai đoạn mới
  • Ứng xử với những nền văn hóa khác nhau
  • Home Depot - Một kế hoạch thay đổi văn hóa công ty
  • Nhân cách và nhân phẩm trong kinh doanh
  • Đừng quên văn hóa kinh doanh - điểm tựa hội nhập
  • Văn hoá chủ động: Bí quyết của thành công
  • Văn hóa giữ bí mật tại Apple
  • 10 Lý do để tạo dựng một văn hóa công ty tốt hơn
  • Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
  • “Mỏ neo” của doanh nghiệp
  • Quảng cáo và văn hóa doanh nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com