Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Văn hoá chủ động: Bí quyết của thành công

Thời gian trôi đi và thị trường thì biến đổi từng ngày. Vòng đời kiến thức nhân loại cũng ngắn hơn bao giờ hết. Những công ty tư nhân hàng đầu thường tạo ra những hành vi tổ chức thúc đẩy khả năng thành công của họ. Điều gì quyết định cho sự thành công đó? Đó chính là thái độ chủ động

Nhiều lãnh đạo các công ty tư nhân đã phải trải qua khó khăn để có thể thúc đẩy lối suy nghĩ  “làm việc tập trung vào kết quả”.

Nói một cách ngắn gọn hơn, điều đó có nghĩa là họ thực hiện những tiến trình ổn định, lặp đi lặp lại để thúc đẩy sự cải thiện kết quả liên tục.

Một người lãnh đạo cần biết "hâm nóng" tinh thần công ty. Nhưng bằng cách nào? Nguồn: Shutterstock

Đó chính là thói quen của tổ chức nhằm liên tục tìm kiếm giải pháp và cơ hội, thay vì phản ứng lại các sự kiện nhất thời xảy ra. Và việc tạo ra được thói quen này, còn quan trọng hơn cả việc quá chú trọng tới vấn đề tiền bạc và lợi nhuận.

Văn hoá là một từ thường bị lạm dụng, nhưng với các nhà quản lý của các công ty tư nhân thì văn hóa có nghĩa là có được những người quản lý luôn biết nghi ngờ tình trạng của công ty, biết tìm kiếm sự thật, hành động ngay khi có vấn đề và truyền bá cách hành xử này trên toàn công ty.

Bạn không nhất thiết phải điều hành một công ty tư nhân thì mới biết cách gây dựng tinh thần chủ động trong công ty bạn. Nhưng bạn phải là người lãnh đạo biết cách “hâm nóng” công ty.

Việc tạo ra văn hóa chủ động này thường bắt đầu từ những nhà quản lý cao cấp - những người đặt nền móng cho văn hóa tập trung vào kết quả của công ty - theo một số cách sau: Đòi hỏi các nhà quản lý xây dựng được uy tín, nêu rõ tầm nhìn về một tinh thần chủ động trong công ty, làm gương về cách làm việc tập trung vào kết quả và điều chỉnh định kỳ các tiêu chuẩn của sự thành công - đặc biệt khi tính tự mãn đã trở thành một thói quen cố hữu trong công ty.

Văn hoá chủ động: Kiểu văn hóa mà tất cả các thành viên sẵn sàng chịu trách nhiệm trước kết quả lao động của họ Nguồn: Shutterstock

Trong nỗ lực để truyền bá sâu rộng một thái độ như vậy vào các hoạt động của công ty, gần đây hãng Nestlé - Hãng thực phẩm lớn của Thụy Sĩ - đã loại bỏ vai trò giám sát ở tất cả các bộ phận, bao gồm cả ở các công nhân cấp thấp nhất. Giám đốc điều hành - Peter BrabeckLetmathe đã giải thích điều này như sau:

“Công nhân thường tụ tập sau giờ làm. Họ có một phòng riêng trong đó tất cả những thông tin kết quả hoạt động của họ sẽ được đính lên tường và trong vòng 15 cho đến 20 phút, họ có thể xem được kết quả đó và họ sẽ tự quyết định phải làm gì để cải thiện hiệu quả làm việc cho tốt hơn”.

Bạn có thể gọi đó là một hình thức văn hóa “có nguyên tắc”, hoặc đơn giản hơn là một kiểu văn hóa mà các thành viên của nó sẵn sàng chịu trách nhiệm trước kết quả lao động của họ. Nhưng dù gọi là gì chăng nữa, hành vi tổ chức đó thực sự đã đem lại kết quả tốt.

Bạn đang làm gì để gây dựng tinh thần tự giác trong công ty? Bạn phải đối mặt với những thách thức gì khi thực hiện việc này?

(rit Gadiesh và Hugh MacArthur // Theo Tuanvietnam // Harvard Business Online)

  • Miễn dịch cho các tổ chức (Phần I)
  • Miễn dịch cho các tổ chức: (Phần II)
  • Chia sẻ kinh nghiệm trong giai đoạn mới
  • Ứng xử với những nền văn hóa khác nhau
  • Home Depot - Một kế hoạch thay đổi văn hóa công ty
  • Văn hóa giữ bí mật tại Apple
  • 10 Lý do để tạo dựng một văn hóa công ty tốt hơn
  • Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
  • “Mỏ neo” của doanh nghiệp
  • Quảng cáo và văn hóa doanh nghiệp
  • Đôi điều về “văn hóa doanh nghiệp”
  • Văn hóa đổi mới của P&G
  • Cần quan tâm đến văn hóa, văn minh doanh nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com