Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Văn hóa kinh doanh: 16. Thay đổi văn hóa công ty - Phần 1

Thay đổi văn hóa công ty

Trong nghiên cứu khảo sát của chúng tôi về văn hóa công ty, chúng tôi đã phát hiện thấy một vài giá trị cốt yếu - đó là sự đổi mới, tính công bằng, sự tôn trọng, khả năng thích ứng với những thay đổi, chú trọng vào khách hàng và tinh thần trách nhiệm.


Hiện nay ở Maylaysia đang có một quả bom thời gian trong nhiều công ty của nước này. Điều nguy hiểm lại nằm ở chỗ cách mà người ta giải quyết công việc. Đó chính là điều mà các Tổng giám đốc và những người đứng đầu các công ty bày tỏ việc mà công ty của họ muốn làm được, như đã nêu trong các kế hoạch mang tính chiến lược tầm xa của họ và những gì mà thực tế họ đang làm. Việc mà nhiều người lãnh đạo các công ty thực tế đã, đang và sẽ tiếp tục làm trong tương lai là chú trọng vào hiệu quả làm việc của công ty mình. Nhưng cũng không khó lắm để có thể thấy trước được việc rất nhiều công ty không thể nào vượt qua được một cuộc khủng hoảng tài chính nào nữa.

Những biểu hiện của văn hóa công ty không lành mạnh

Những biểu hiện rất đáng nói về văn hóa công ty không lành mạnh của các công ty này chính là cách mà người ta giải quyết những vấn đề sau:

• Tự mãn về hiệu quả làm việc của công ty.

• Không thấy được tính cấp thiết của việc giải quyết những yêu cầu của khách hàng.

• Ít có sự đổi mới trong dịch vụ và các sản phẩm của công ty cũng như cung cách phục vụ khách hàng.

• Đội ngũ nhân viên bị động, ít chủ động trong việc thay đổi và cải tiến công việc và có thái độ trông chờ vào cấp trên.

• Nhân viên công ty gồm cả những người lãnh đạo cấp cao lại làm việc máy móc và không nhạy bén với việc kinh doanh.

• Đội ngũ lãnh đạo thì chậm trong việc xử lý những người làm việc không có hiệu quả.

• Những người lãnh đạo không tiến hành cải tổ công ty mà chỉ giảng giải về những dự định và kế hoạch của họ.

• Nhân viên công ty thì chấp nhận cách làm viêc kém hiệu quả và để mặc cho nó dẫn đến sự sa sút chung của công ty.

Những miêu tả trên đã trình bày một số đặc điểm đặc trưng của văn hóa công ty không lành mạnh ở nhiều công ty Malaysia. Để tồn tại được trong một môi trường đầy thách thức phía trước, các công ty cần phải giải quyết vấn đề văn hóa công ty. Nhưng các công ty không thể nào đủ sức để mà vòng vo quanh vấn đề này bằng cách chỉ đưa ra những giải pháp tình thế, trước mắt.

Xây dựng văn hóa công ty hợp lý thì không chỉ dừng lại ở việc họp hành đề xuất ý kiến trong mấy ngày nghỉ cuối tuần tại một khu nghỉ nào đó của công ty. Trái lại cần phải có một cam kết lâu dài ghi nhớ những nội dung cốt yếu và buộc mọi người trong công ty thực hiện chúng nhằm đem lại những kết quả như mong muốn. Tuy nhiên những nỗ lực bỏ ra để làm được việc này cũng khá là đáng kể.

Khi nào thì bạn nên thay đổi văn hóa công ty?


Câu hỏi mang tính then chốt ở đây là khi nào và trong trường hợp nào thì một công ty nên tiến hành thay đổi văn hóa công ty mình?

Từ kinh nghiệm khảo sát hơn 300 công ty ở châu Á chúng tôi đã nhận thấy rằng nhìn chung các công ty cần phải thay đổi văn hóa công ty khi họ gặp một hay nhiều hơn vậy một trong những thách thức sau:

• Khi hai hay nhiều hơn hai công ty có nền tảng khác nhau tiến hành sát nhập với nhau và trong các hoạt động của họ có sự dấu hiệu của mối bất hòa triền miên giữa những nhóm nhân viên.

• Khi một công ty đã có nhiều năm hoạt động kinh nghiệm và cách thức hoạt động của nó đã ăn sâu cố rễ đến mức nó cản trở sự thích ứng với những thay đổi và sự cạnh tranh trên thị trường của chính công ty ấy.

• Khi một công ty chuyển sang hoạt động ở một ngành nghề hay một lĩnh vực hoàn toàn mới khác và phương thức hoạt động cũ lúc này lại đe dọa sự sống còn của công ty đó.

• Khi một công ty mà đội ngũ nhân viên đã quá quen với việc làm việc trong những điều kiện thuận lợi của thời kì kinh tế phát triển nhưng lại không thể thích ứng được với những khó khăn thách thức do suy giảm kinh tế gây ra.

Các công ty nên sớm tiến hành đánh giá về sự cần thiết phải thay đổi văn hóa công ty bởi sẽ mất nhiều thời gian để quá trình thay đổi này tỏ rõ tính hiệu quả của nó. Nếu một công ty càng chần chờ bao nhiêu thì khi thực hiện sẽ càng trở nên khó khăn bấy nhiêu. Chắc chắn hậu quả của việc trì hoãn này sẽ là rất lớn.

Trong số những hậu quả xấu do việc chậm trễ thay đổi văn hóa công ty gây ra là nhân viên có tinh thần làm việc thấp, tỉ lệ thay việc nhân viên cao, phàn nàn của khách hàng ngày càng nhiều, nhiều cơ hội và công việc kinh doanh bị bỏ lỡ, năng suất làm việc thấp, chậm thích ứng với những thay đổi mới, hiệu quả làm việc bị ảnh hưởng xấu, văn hóa ứng xử tại nơi làm việc thiếu lành mạnh.

Vấn đề then chốt ở đây là các công ty cần phải thay đổi văn hóa công ty của mình trước khi những tình trạng không mong muốn như trên trở nên không thể kiểm soát được. Đương nhiên là mỗi công ty trong những hoàn cảnh đó không phải thực hiện quá nhanh quá trình thay đổi văn hóa công ty hoặc thay đổi quá khiêm tốn bởi làm như vậy sẽ đe dọa sự tồn tại của chính công ty ấy. Con đường tiến tới việc thay đổi văn hóa công ty.

Văn hóa công ty là cách mà mà người ta giải quyết mọi việc trong một công ty. Đó là một loạt những tiêu chuẩn bao gồm niềm tin, cách nhìn nhận sự việc, các giá trị cốt yếu và lối ứng xử giữa mọi người trong công ty đó.

Chính những yếu tố rất quan trọng này đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và quyết định tương lai của một công ty. Nghiên cứu của chúng tôi khi làm việc với rất nhiều tập đoàn đa quốc gia cũng như các công ty trong nước đã cung cấp cho chúng tôi những cái nhìn sâu sắc về con đường để tiến tới việc thay đổi văn hóa công ty.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào những thay đổi mà giúp cho một công ty có thể thành công trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay.

Một trong những thay đổi có tính then chốt chính là việc phát triển văn hóa công ty hướng tới sự thành công. Trong bài báo này tôi muốn chia sẻ với các bạn 7 bước quan trọng mà một công ty cần phải làm khi xây dựng văn hóa công ty như vậy.

( Sưu tầm trên internet )

Bài thuộc chuyên đề: Văn hóa kinh doanh - Văn hóa doanh nghiệp

  • Miễn dịch cho các tổ chức (Phần I)
  • Miễn dịch cho các tổ chức: (Phần II)
  • Chia sẻ kinh nghiệm trong giai đoạn mới
  • Ứng xử với những nền văn hóa khác nhau
  • Home Depot - Một kế hoạch thay đổi văn hóa công ty
  • Văn hóa kinh doanh: 17. Thay đổi văn hóa công ty - Phần 2
  • Văn hóa kinh doanh: 18. Giữ chân người tài bằng văn hoá - Phần 1
  • Văn hóa kinh doanh: 19. Giữ chân người tài bằng văn hoá - Phần 2
  • Văn hóa kinh doanh: 20. Sự truyền bá văn hóa tổ chức
  • Văn hóa kinh doanh: 21. Các lý thuyết mới về văn hóa - Phần 1
  • Văn hóa kinh doanh: 22. Các lý thuyết mới về văn hóa - Phần 2
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com