Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các thị trường mới nổi làm gì trước khủng hoảng tài chính?

Đáng lý ra, hầu hết các thị trường mới nổi hoàn toàn có thể khoanh tay đứng nhìn mặc cho cơn bão tài chính hoành hành tại các nền kinh tế phát triển. Nhưng giá mà mọi chuyện có thể đơn giản như vậy.

Trước hết, rõ ràng, cuộc khủng hoảng tại chính dù có khốc liệt đến đâu cũng chẳng can hệ gì tới họ, đó là vấn đề của người Mỹ. Sau bài học xương máu rút ra từ cơn thập tử nhất sinh của chính mình trong quá khứ, điều hiển nhiên, nền tài chính của các thị trường này hẳn phải trưởng thành hơn rất nhiều. Chính vì vậy, sẽ không có gì đáng trách nếu như những nước này làm ngơ trước cơn hoạn nạn của các nền kinh tế Âu-Mỹ.

Ấy vậy mà, sự việc lại không đơn giản như thế. Bởi mối ràng buộc bấy lâu, cuộc khủng hoảng hiện giờ đã lan ra toàn cầu, đó không còn là câu chuyện của riêng Mỹ hay các nước châu Âu: giải quyết khủng hoảng đã trở thành vấn đề của mọi quốc gia.

Các nền kinh tế mới nổi không thể bàng quan trước cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ. Ảnh: Centaur

Một số quốc gia đáng ra đã phải tiên liệu tình hình và có những biện pháp ngăn ngừa từ sớm. Nhưng bây giờ thì đã quá muộn, không còn thời gian cho Iceland sửa chữa những sai lầm khi đã lệ thuộc vào quỹ dự phòng có tỷ lệ đòn bẩy quá cao. Một vài quốc gia Trung và Đông Âu như Hungary, Ukraine và các nước vùng Ban-tích cũng đang ở thế ngàn cân treo sợi tóc khi phải đối mặt với thâm hụt tài khoản vãng lai và các khoản nợ ngoại tệ chồng chất.

Tình hình tài chính ở đâu cũng như vậy dù nước lớn hay nhỏ; dù đó có là những nền kinh tế chỉ trong một vài tuần trước đây thôi vẫn được mệnh danh là mô hình kiểu mẫu của các nền kinh tế mới nổi như Mexico, Brazil, hay Hàn Quốc.

Cứ lấy Hàn Quốc và Brazil là ví dụ. Cả hai nước này đều nếm trải thế nào là khủng hoảng tiền tệ vào những năm 1997-1999[1] và cả hai nước sau đó đều đã biết phải làm gì để tăng tính linh hoạt của thị trường tài chính thông qua các biện pháp giảm lạm phát, thả nổi đồng nội tệ và duy trì mức dự trữ ngoại hối cao cũng như thâm hụt thấp kết hợp với tích lũy lượng lớn ngoại tệ để có thể kịp thời trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn.

Thế nhưng trớ trêu thay, tất cả mọi nỗ lực đều không giữ cho họ miễn dịch trước khủng hoảng. Ba tháng trước, đồng won và peso đếu mất giá từ 1/4-1/3 so với USD. Thị trường chứng khoán thậm chí còn thê thảm hơn; thị trường chứng khoán Mexico mất điểm 40% còn thị trường chứng khoán Hàn Quốc bị mất tới 30%. Những gì đang diễn ra tại Hàn Quốc, Mexico và nhiều nước khác khó có thể được lý giải bằng bất kỳ nguyên lý kinh tế thông thường nào.

Vậy vấn đề thực chất nằm ở đâu? Mexico, Hàn Quốc hay các nền kinh tế mới nổi khác chung quy đều là nạn nhân của cuộc đua duy trì mức an toàn hợp lý vốn được thổi phồng bởi nỗi sợ hãi thái quá. Khi lan tới các nền kinh tế lớn, các biện pháp phòng ngừa chung đã bộc lộ rõ hơn bao giờ hết gianh giới mong manh giữa “an toàn” và “rủi ro” và chắc hẳn các nước mới nổi phải thấm thía hơn ai khác hai chữ "rủi ro".

Các nền kinh tế mới nổi cần nguồn cung ngoại tệ hay nói đúng hơn họ cần hỗ trợ từ bên ngoài.

Vấn đề giờ đây đã trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF và ngân hàng trung ương các nước công nghiệp phát triển G7 phải đóng vai trò là người cứu hộ và giúp các nước này tăng tính thanh khoản một cách nhanh chóng và đương nhiên phải giảm bớt các điều kiện ràng buộc để giúp vực dậy đồng nội tệ của các thị trường mới nổi. Lần này, nếu gật đầu, IMF sẽ phải rút hầu bao một khoản tới hàng trăm tỷ USD - lớn hơn tất thảy mọi khoản cho vay từ trước tới nay. Thế nhưng không phải là không làm được. Nếu cần, IMF có thể cho phát hành thêm nhiều Quyền rút vốn đặc biệt (Special Drawing Rights – SDRs [2]) để có thể huy động được nhiều tiền hơn cho quỹ.

Ai cũng biết, Trung Quốc có số dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới lên tới gần 2 nghìn tỷ đôla và xuất khẩu là một trong những động lực chính cho sức tăng trưởng ngoạn mục của Trung Quốc trong những năm gần đây. Ấy vậy mà, suy thoái kinh tế đã giáng một đòn mạnh lên các bạn hàng lớn của nước này khiến nền sản xuất trong nước của Trung Quốc không khỏi choáng váng. Hơn bất kỳ quốc gia nào, Trung Quốc chính là một trong những quốc gia phải hứng chịu hậu quả nặng nề nhất từ đà suy thoái toàn cầu. Vì tất cả những lý do trên, Trung Quốc không thể đứng ngoài cuộc trong quyết định của IMF.

Về phần các nền kinh tế phát triển, tính đến quyền lợi sâu xa, chắc hẳn họ cũng không thể không góp tay cùng IMF. Thứ nhất, trước việc đồng tiền của các thị trường mới nổi cứ đua nhau sụt giảm giá trị đè gánh nặng lên cán cân thương mại; tình trạng thất nghiệp ngày một gia tăng là điều tất yếu. Nếu không có bất kỳ sự trợ giúp từ bên ngoài, các hàng rào bảo hộ sẽ lại lần lượt được dựng lên giống như thập niên 1930.

Cục dữ trữ liên bang Mỹ và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đã ở trong tư thế sẵn sàng để ứng phó với tình hình. Fed đã xác lập cơ chế trao đổi tiền tệ cho 4 quốc gia (Hàn Quốc, Brazil, Mexico và Singapore) trị giá 30 tỷ USD mỗi gói. IMF cũng đã công bố cơ chế giải ngân ngắn hạn trợ giúp cho một số quốc gia có chính sách đúng đắn. Cơ chế thì đã có sẵn nhưng một câu hỏi đặt ra lúc này là liệu số tiền đó có đủ trang trải các chi phí phát sinh của cuộc khủng hoảng và điều gì sẽ xảy ra với những quốc gia không được tiếp cận với khoản trợ giúp này.

Đó chính là lý do G-20[3] nhóm họp tại Washington vào trung tuần tháng 11/2008 nhằm bàn về giải pháp cho cuộc khủng hoảng tài chính hiện giờ. Các đại biểu đã giành nhiều thời gian trong chương trình nghị sự để bàn về khả năng ra đời một hệ thống Bretton Woods thứ hai cũng như thiết lập trật tự toàn cầu mới. Ưu tiên hàng đầu hiện giờ chính là làm sao giúp các nền kinh tế mới nổi miễn nhiễm trước các tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ.

(Theo Như Nguyệt//Dani Rodrik//TuanVN)

  • Học 3 tháng, lương khởi điểm 4 triệu
  • Điểm tựa trong bão: Người cố vấn
  • Cần mục tiêu rõ ràng khi kinh doanh
  • Khởi nghiệp và duy trì - Câu hỏi cho mọi doanh nhân
  • Năm câu hỏi "tại sao" để bắt đầu doanh nghiệp
  • Tập đoàn Việt Á - Khi ước mơ trở thành triết lý kinh doanh
  • Tại sao cần có kế hoạch kinh doanh?
  • Cách nghiên cứu thị trường khi bắt tay vào kinh doanh
  • Giong thuyền trong “giông bão”
  • Những nguyên tắc cơ bản của việc kinh doanh (8): Marketing là bán hàng
  • Những nguyên tắc cơ bản của việc kinh doanh (7): Chiến lược thâm nhập cho các dự án kinh doanh mới
  • Những nguyên tắc cơ bản của việc kinh doanh (6): Lựa chọn sản phẩm và thị trường
  • Những nguyên tắc cơ bản của việc kinh doanh (5): Hoạt động đơn lẻ hay liên kết với đối tác?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com