Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khởi nghiệp thành công và chế ngự Stress (2): Tôi muốn làm gì khi trưởng thành

BẠN MUỐN LÀM GÌ KHI ĐÃ TRƯỞNG THÀNH? Đây là câu hỏi nan giải cho hầu hết chúng ta. Mọi người hẳn sẽ ghen tỵ đối với những ai tự tin trong câu trả lời đó. Hoặc sẽ phát ghen với những ai xác định mục đích cuộc đời quá dễ dàng. Phần đông chúng ta thường không chắc lắm về sự phù hợp của bản thân đối với phạm vi mình lựa chọn, và cũng không chắc lắm về nơi ở phù hợp với mình.


Rồi biết bao khía cạnh của cuộc sống buộc ta phải lựa chọn, cân nhắc vì: “được cái này sẽ mất cái khác”. Điều gì là quan trọng nhất: tiền tài, danh vọng, tự thể hiện bản thân hay là đội trời đạp đất xoay chuyển càn khôn? Và chúng ta cũng không thể hình dung ra con đường nào tốt nhất cho mình. Rồi chúng ta cũng không khỏi băn khoăn lo lắng, một khi chọn sai đường, ta sẽ rất lúng túng trong suốt cả cuộc đời.


Một bật mí nho nhỏ: “Đừng lo”. Chúng ta vẫn có quyền cho phép mình sai lầm một tí, bước sai vài bước cũng chẳng sao vì “Thất bại là mẹ thành công”. Giờ thì bạn đỡ căng thẳng chưa?


Trước khi cho mình một cơ hội để tích luỹ kinh nghiệm, bạn có thể mơ ước: phải chi mình trả lời tốt câu hỏi “mình phù hợp nhất với những gì”. Còn gì phía sau nữa? Khát vọng và mục đích thay đổi được thời thế? Thế là liên tiếp, liên tiếp những câu hỏi không ngừng đặt ra trong suốt cuộc đời bạn. Hãy can đảm đối mặt. Thế giới này không chiều chuộng bạn và sự nghiệp của bạn mãi đâu. Vì thế, việc lên kế hoạch cho cuộc đời bạn giống như lời Zen đã nói: “Tất cả các con đường đều được tạo nên bằng những bước chân”. Có nghĩa là, nghề nghiệp của bạn sẽ hình thành từ từng công việc một: công việc thứ nhất, công việc thứ hai, công việc thứ ba... và việc học hỏi, lớn lên, điều chỉnh khi bạn bước từng bước vào cuộc sống đang rộng mở.


Nhưng bạn đã bao giờ thử tưởng tượng công việc đầu tiên của mình là gì chưa? Nó bắt đầu bằng sự tự đánh giá mình. Đây là một vài câu hỏi để bạn tự thẩm định mình. Khi tìm được câu trả lời, bạn hãy nhỏ to với bạn bè, người thân, chuyên gia tư vấn và hãy bắt đầu tìm hiểu: nghề ấy như thế nào; cần phải làm những gì để biết nó phù hợp với mình. Các câu hỏi và những đầu mối giúp bạn khởi động như sau:


Tôi có sở thích nào? Tôi thực sự thích làm gì?


Hãy nhớ về thời gian còn ngồi trên ghế nhà trường. Bạn thích những gì, bạn hay tham gia những công việc gì? Gần đây, bạn thường có những xu hướng nào, bạn thường tham gia những công việc loại nào? Và hãy tự hỏi: “cái gì có thể cho tôi lời khuyên đây?”. Có lẽ đó là những vấn đề bạn đã có lời giải đáp trong quá trình làm việc, hoặc là bạn đã cùng làm việc với nhóm của mình, hoặc là bạn cùng chung nhiệm vụ nào đó, hoặc là cùng giải một bài tập... Bạn nhận vai trò nghiên cứu và thực hiện những mảng nào? Những lúc đó, bạn thật sự bộc lộ khả năng về mặt nào: Môi trường? Kinh doanh? Thiết kế? Đào tạo? Hay về trẻ em? Hãy tìm hiểu. Tiếng nói ấy đến từ trái tim hay từ những suy lý của bạn. Một cách lý tưởng, những sở thích này chỉ ra cho bạn một phần công việc thích hợp (hoặc sở thích) của bạn. Vì vậy, hãy liệt kê ra.


Tôi hứng thú trong loại môi trường nào?


Bây giờ hãy tưởng tượng loại môi trường phù hợp nhất để mình làm việc. Ở đó ta được làm việc độc lập, có điều kiện thách thức với khả năng của mình hay là giải quyết một vấn đề lớn lao. Đối với một số người, đó là sự tương tác với một nhóm những người cùng ý thích. Một vài người lại thích công việc giúp đỡ người khác. Một số khác lại thích làm trò vui hay đưa ra những ý tưởng to tát. Nếu bạn xác định được loại môi trường mình thích hợp, chắc chắn rằng bạn sẽ muốn lên một danh sách những đòi hỏi cho công việc đầu tiên của bạn.


Tôi có những kỹ năng nào? Tôi nổi trội về mặt nào? Tôi không thích những gì?


Phần đông chúng ta phát triển và trau dồi kỹ năng mọi lúc mọi nơi, nhưng khi bắt đầu bao giờ cũng thiếu kinh nghiệm. Hãy nghĩ đi nghĩ lại bốn, năm lần đối với những việc mình đã thực hiện tốt. Lúc đó những kỹ năng nào được bộc lộ? Đó là kỹ năng về lãnh đạo hay giao tiếp? Kỹ năng kinh doanh hay thiết kế, hội họa, máy móc, kỹ thuật? Hãy liệt kê tất cả ra rồi chọn lọc ba kỹ năng nổi trội nhất. Hãy thành thật với những gì mình không muốn hoặc không thể làm.


Giá trị của tôi là gì?


Đây là một bước thiết yếu. Thật tệ hại nếu bạn làm việc trong một công ty mà không thấy được giá trị của mình. Bạn sẽ cảm thấy mình bị gạt ra ngoài và không tránh khỏi tổn thương. Công ty sẽ có ý nghĩ bạn không được tín nhiệm bởi vì bạn đã đòi hỏi một điều quá tầm thường. Đây là danh sách những giá trị bạn cần nhắm tới:


Giá trị đời sống:


• Sự tôn trọng.


• Sự thành thật.


• Sự trung thực.


• Ý thức bảo vệ môi trường.


• Chăm sóc gia đình.


• Lòng yêu nước...


Giá trị nghề nghiệp:


• Mức độ.


• Sự thách thức.


• Làm việc tập thể hay tự lập...


Lối sống bạn mong muốn:


• Tiền bạc.


• Lãnh đạo.


• Tài năng về kỹ thuật...


Vì thế, cũng hãy liệt kê những giá trị của bạn và chọn ra ba điểm nổi trội nhất.


Tính cách của tôi như thế nào?


Đôi khi chúng ta có thể thay đổi một vài tính cách. Những tính cách ta có là do di truyền và giáo dục. Tốt nhất, chúng ta nên sửa đổi một ít để có thể phù hợp với công việc của mình. Ví dụ bạn có thể có tính quyết đoán, dễ kích động, can đảm, chu đáo, tận tâm, tự nhiên, hài hước, năng động, hướng ngoại, thích giúp đỡ, đòi hỏi cao, nửa vời, giàu tưởng tượng, thông minh, hướng nội, thẳng thắn, hay chỉ trích, tử tế, trung thành, hay lật ngược vấn đề, cầu toàn, trầm tĩnh, phe cánh, cả tin...


Nơi nào là nơi tôi muốn gắn bó trong hai năm, năm năm, mười năm. Tôi muốn trau dồi và học hỏi thêm những gì?


Hãy nghĩ tới mục tiêu của mai sau. Có thể có khó khăn vì bạn chẳng biết sẽ đạt tới bằng cách nào. Có thể bạn sẽ muốn học để:


•  Có khả năng lãnh đạo người khác trong thời hạn năm năm, ba năm.


•  Thể hiện khả năng chuyên môn của tôi.


Một vài người đưa ra mục tiêu quá cao như:


• Có khả năng lãnh đạo người khác trong thời hạn năm năm, ba năm. Muốn độc lập về tài chính ở tuổi bốn mươi.


Bất cứ mục tiêu nào đúng hoặc phù hợp với bạn, hãy liệt kê ra.


Mục đích cá nhân của tôi và mục đích sống của tôi là gì? Tôi làm thế nào cân đối công việc với biết bao thứ khác
cũng quan trọng không kém đối với tôi?


Cuối cùng, hãy nghĩ về cả cuộc đời về sau, trong đó có gia đình, bạn bè, con cái, sức khoẻ, thói quen, những sở thích khác. Bạn muốn ưu tiên cho mục đích nào? Hãy viết ra.


Khi đã liệt kê xong, bạn hãy dùng bảng liệt kê này để thăm dò những loại công việc hợp sở thích hoặc những yêu cầu phụ. Hãy trao đổi với gia đình, bè bạn, những người quen đã từng đi làm, bộ phận tư vấn. Tìm hiểu những bảng thông báo về nghề nghiệp trong mạng lưới liên quan. Hãy bắt đầu tìm hiểu và thăm dò, phác họa về mục tiêu tốt nhất đối với bạn và bắt tay thực hiện.


Tình huống


Keryn đang thăm dò loại nghề nghiệp mình thích. Cô đã soi xét kỹ bản thân của mình.


Sở thích.


1. Yêu cầu người khác vươn tới đúng khả năng của họ.


2. Tự lập.


3. Làm việc chung với mọi người.


Môi trường yêu thích.


1. Tham gia các nhóm và làm việc với phong cách riêng.


2. Môi trường đơn điệu: Không phù hợp


3. Không ý kiến về chính trị. Hòa nhập tốt.


Kỹ năng vượt trội.


1. Có thể giáo dục - đào tạo. Dường như tôi có sức cảm hóa và mọi người có thiện cảm đối với tôi.


2. Phát triển những ý tưởng khích lệ người khác, giúp họ nhìn thấy nhiều sự vật, sự việc khác nhau.


3. Sử dụng tốt các kỹ năng: trình chiếu, ăn nói..., trình bày bằng văn bản rõ ràng.


Kỹ năng tốt.


1. Có thể bán hàng, nhưng phải tự mình quyết định. Không muốn nó chiếm quá nhiều thời gian.


2. Cho vào ngân sách, lên kế hoạch, tính toán.


3. Tổ chức công việc tốt.


Kỹ năng không muốn sử dụng.


1. Hóa học, vật lý, công việc trong phòng thí nghiệm.


2. Những thứ thuộc về máy móc.


Tính cách riêng.


1. Dễ dãi


2. Năng động


3. Đòi hỏi cao


Những giá trị.


1. Thật thà


2. Xử sự đúng mực


3. Giúp người khác thể hiện khả năng của họ


Mục đích.


1. Phát triển những kỹ năng của tôi như một người đào tạo kinh doanh trong hai năm - cả thiết kế và phân phối cũng
như học thế nào để kinh doanh.


2. Theo đuổi việc đào tạo kinh doanh trong năm năm và đạt được mức 200.000 USD trong một năm.


3. Chạy bộ, đi bộ trong vòng mười hai tháng.


4. Trong vòng ba năm phải thêm cái bếp mới.


5. Trong vòng năm năm được đi nghỉ ở FuJi hoặc các đảo vùng nhiệt đới.


Kerin đã xác định rằng cô có cơ hội để rèn luyện. Vì thế bước kế tiếp là phải học mọi thứ về kinh doanh và làm chủ. Thế
là cô ta bắt tay vào nghiên cứu công việc.

(Theo Nhà xuất bản trẻ)

Bài thuộc chuyên đề: Khởi nghiệp thành công và chế ngự Stress

  • Học 3 tháng, lương khởi điểm 4 triệu
  • Điểm tựa trong bão: Người cố vấn
  • Cần mục tiêu rõ ràng khi kinh doanh
  • Khởi nghiệp và duy trì - Câu hỏi cho mọi doanh nhân
  • Năm câu hỏi "tại sao" để bắt đầu doanh nghiệp
  • Khởi nghiệp thành công và chế ngự Stress (3): Một công việc trong đời
  • Khởi nghiệp thành công và chế ngự Stress (4): Tìm kiếm một công việc phù hợp
  • Khởi nghiệp thành công và chế ngự Stress (5): Doanh nghiệp lớn - Doanh nghiệp vừa và nhỏ - Doanh nghiệp tư nhân
  • Khởi nghiệp thành công và chế ngự Stress (6): Tham dự phỏng vấn
  • Khởi nghiệp thành công và chế ngự Stress (7): Biến ý tưởng lớn thành hiện thực
  • Khởi nghiệp thành công và chế ngự Stress (8): Giao tiếp hiệu quả
  • Khởi nghiệp thành công và chế ngự Stress (9): Đối phó với ông chủ lạc hậu
  • Cẩm nang khởi sự kinh doanh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com