Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ăn nên, làm ra nhờ tái chế “rác” điện tử

Những vấn đề nảy sinh gần đây liên quan đến nguồn cung đất hiếm từ Trung Quốc đã khiến các thương gia và công ty Nhật Bản chuyển sang tìm nguồn thay thế và tạo cơ hội mới cho Kosaka, một tỉnh vùng sâu vùng xa của Nhật Bản.

Niềm hy vọng của Kosaka không phải ở dưới lòng đất mà là ở cái mà người Nhật gọi là “mỏ đô thị”: tái chế các kim loại và khoáng chất có giá trị trong những bãi chứa khổng lồ các loại đồ điện tử đã qua sử dụng như điện thoại di động và máy vi tính. Hướng đi mới này của tỉnh Kosaka đặc biệt quan trọng đối với Nhật Bản hiện nay, sau khi Trung Quốc quyết định ngừng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản do tranh cãi ngoại giao liên quan đến vụ va chạm tàu gần vùng biển tranh chấp. Lệnh cấm này đã gây khó khăn cho các nhà sản xuất của Nhật Bản: từ những gã khổng lồ như Toyota đến những doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử nhỏ lẻ, vì loại nguyên liệu đầu vào này có vai trò quan trọng trong quá trình chế tạo xe hybrid (xe lai chạy xăng và điện), máy phát điện chạy bằng sức gió và màn hình máy vi tính.

Tại Kosaka, công ty Dowa Holdings – vốn hoạt động trong lĩnh vực khai mỏ ở đây từ năm 1884 - đã xây dựng một nhà máy tái chế với 200 lò luyện kim sử dụng các linh kiện điện tử cũ để nấu chảy và chiết tách các loại kim loại có giá trị và các khoáng chất khác. Các loại linh kiện đã qua sử dụng này được thu thập từ mọi miền trên đất nước Nhật Bản cũng như nhập từ nước nước ngoài, trong đó có Mỹ.

Ngoài vàng, chi nhánh của công ty Kosaka Smelting & Refining tại Dowa cũng đã chiết tách thành công các loại kim loại hiếm như idium được dùng để sản xuất màn hình tinh thể lỏng và antimon dùng trong công nghệ bán dẫn. Công ty này cũng đang tìm cách tách khoáng chất nặng trong các loại đất hiếm như neodymium – thành phần quan trọng trong các loại pin công nghiệp dùng cho các loại động cơ điện – và dysprosium dùng trong công nghệ laser.

Mặc dù Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, nhưng theo Viện Khoa học vật liệu quốc gia trực thuộc chính phủ, đồ điện tử đã qua sử dụng ở nước này ước tính chứa khoảng 300.000 tấn đất hiếm. Tuy còn quá nhỏ so với trữ lượng đất hiếm khổng lồ ở Trung Quốc (chiếm 93% thế giới), nhưng việc khai thác các “mỏ đô thị” này có thể giúp giảm sự phụ thuộc của Nhật Bản vào nước láng giềng “tính khí thất thường”. Theo Viện trưởng Kohmei Harada,  ngoài các kim loại hiếm và đất hiếm, khoảng 6.800 tấn vàng - tương đương 16% tổng trữ lượng vàng trên thế giới - đang nằm trong các đồ điện tử đã qua sử dụng ở Nhật Bản. Tuy nhiên, ông cho biết thêm rằng việc tái chế vàng rất tốn kém và đòi hỏi công nghệ cao.

Thị trường đất hiếm toàn cầu vẫn còn nhỏ bé và chỉ có doanh số 1,5 tỷ USD trong năm 2009. Tuy nhiên, mối lo ngại xung quanh việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm đã lan rộng tới Mỹ. Mặc dù hỉ cấm xuất loại hàng này sang Nhật hồi tháng Bảy, nhưng  phía Trung Quốc cho biết sẽ giảm 72% hạn ngạch xuất khẩu từ nay đến cuối năm. Tuần trước, Hạ viện Mỹ đã thông qua đạo luật cho phép tìm kiếm nguồn cung đất hiếm – khoáng chất có vai trò sống còn trong các công nghệ năng lượng, quân sự và công nghiệp chế tạo.

Nhật Bản hiện đang tìm kiếm các nguồn cung đất hiếm ở  những nước như Nam Phi, Australia, Kazakhstan, Mỹ và Canada. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng thúc đẩy một dây chuyền sản xuất mới không cần dùng tới đất hiếm. Tuần trước, Tổ chức Năng lượng mới và Phát triển Công nghệ công nghiệp (NEDO) của Nhật Bản thông báo đã chế tạo một loại động cơ cho các loại xe lai, trong đó sử dụng nam châm ferit sẵn có thay vì dùng nam châm đất hiếm như trước đây. Trong khi đó, hãng Hitachi đang tìm cách sản xuất một loại nam châm dùng hợp kim đồng nhằm thay thế cho đất hiếm.

Ông Akio Shibata, giám đốc Viện nghiên cứu Marubeni ở Tokyo, nhận định ngành công nghiệp Nhật Bản sẽ có lợi khi nghiên cứu các loại vật liệu thay thế cho đất hiếm và phát triển các phương pháp tái chế đất hiếm. Ông nhắc lại cuộc khủng hoảng dầu mỏ những năm 1970 đã khiến Nhật Bản trở thành nước đi đầu về các công nghệ sử dụng nhiên liệu hiệu quả.

(tamnhin)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Học được gì qua thành công của thương hiệu Trung Quốc?
  • General Electric công bố lợi nhuận quý 3 vượt kỳ vọng
  • Dùng mạng Twitter, CLB Vip để 'kết thân' với khách hàng
  • Dịch vụ ít cạnh tranh hơn sản xuất
  • Tìm ra cơ hội đổi mới
  • Nói và Làm
  • Trở thành "ông chủ"
  • DN công nghệ thông tin, truyền thông: Không dễ đạt doanh thu 10 tỷ USD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com