Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nói và Làm

Tôi sẽ vào đề với một câu nói ấn tượng: "Trong giới trí thức thì chẳng cần nói quá nhiều về một điều gì đó. Một ý tưởng hay chỉ đơn giản là có giá trị tốt và người khác sẽ dễ dàng nhận thức được giá trị đó khi ý tưởng đó được diễn đạt đúng".

Trường thiết kế Rhode Island (RISD) đang chuẩn bị cho một sự kiện nhiều tham vọng do sinh viên tổ chức gọi là Những gì chúng ta làm (do một cặp sinh viên có nhiều tham vọng là Justin Rosengarten và Aaron Perry-Zucker điều hành).

Đó là việc làm thuyết trình theo mẫu pecha-kucha hay giống như một sự kiện theo hình thức TED (công nghệ, giải trí và thiết kế), nơi những bài thuyết trình dài 20 phút sẽ được trình bày tại 8 nơi ở khuôn viên của. Lời hướng dẫn cho sự kiện này rất đơn giản: để cho mọi người trong cộng đồng kết nối bằng việc nói cho nhau nghe về "Những gì chúng ta làm".

Cả người nói và người làm đều cần được ghi nhận. Ảnh: Corbis

Tuy nhiên, điều đó chỉ có vẻ là đơn giản. Cùng lúc này, một cuộc tranh luận lành mạnh đang diễn ra. Một trong những điều đầu tiên John làm khi được chỉ định làm chủ tịch là lập một trang blog trong RISD dành cho khoa, các sinh viên và nhân viên để mở rộng sự giao tiếp, liên kết trong một tổ chức hầu như là phi tập trung.

Vào mỗi thứ 3, bất cứ ai trong cộng đồng cũng có thể giấu tên đăng tải bài lên blog. Vào một thứ 3 gần đây, một người đóng góp ý kiến giấu tên đã lưu ý rằng rất nhiều quy định trong trường đang được miêu tả không đúng mức với danh sách của những người "nói" về Những gì chúng ta làm. Người đó cho rằng bản thân khuôn khổ sự kiện đã có thể bị giới hạn, chỉ hướng tới một số cách thể hiện nhất định.

Suy rộng ra một chút, những điều người này muốn chỉ ra là đây là một diễn đàn chỉ hướng tới "người nói". Xa xôi hơn một chút, bạn có thể hỏi: Thế còn những "người làm" thì sao, những người làm việc hiệu quả là để công việc tự nói lên điều đó thay mình? Chúng ta có cần phải quảng cáo rộng rãi về công việc của chúng ta hay không?

Câu hỏi này luôn thường trực đối với tôi bởi vì hầu hết công việc của tôi tập trung vào việc làm cho mọi việc trong RISD được phổ biến rộng rãi. Rất nhiều hoạ sĩ, những nhà thiết kế rất ngại phải gò bó công việc của họ hay phải tường thuật nó gắn gọn (điều này được biết đến như là marketing).

Làm việc trong một nền văn hoá đánh giá cao tính chất xác thực, tôi cảm thấy nhiệm vụ của mình là tiết lộ những điều đang diễn ra trong trường hơn là giấu kín chúng. Điều này cũng giống như làm marketing. Vì vậy tôi muốn cho thấy công việc của "người làm" đơn thuần bổ sung với "người nói" - nhưng thật khó để làm được điều đó. Những người nói, bằng cách nói lên công việc của họ đã giúp bản thân họ được ghi nhận.

Là người quản lý, chúng ta dễ gặp phải những vấn đề khó xử. Hệ thống này được thành lập để ghi nhận những người làm chủ được công việc của mình. Thật dễ dàng gặp những người đòi hỏi điều đó và những người nhắc đi nhắc lại thành công của mình. Cũng chẳng có gì là sai nếu như "người nói" xứng đáng với điều đó.

Nhưng làm thế nào chúng ta có thể đảm bảo rằng chúng ta có thể trao thưởng cho những người thầm lặng làm việc hiệu quả? Bạn phải làm gì để có thể những người ẩn mình đó có thể được ghi nhận? Chẳng lẽ ai cũng phải được dạy làm thế nào để "nói"?

(Theo Nguyễn Tuyến// Becky Bermont//TuanVN)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Tìm ra cơ hội đổi mới
  • Trở thành "ông chủ"
  • DN công nghệ thông tin, truyền thông: Không dễ đạt doanh thu 10 tỷ USD
  • Google công bố lợi nhuận quý 3 tăng 32%
  • Website bán lẻ nào sẽ chiếm lĩnh thị trường Việt Nam?
  • Cuộc đối đầu của các sếp công nghệ
  • JPMorgan công bố lợi nhuận quý 3 vượt dự báo
  • Kinh doanh phòng khách sạn trực tuyến :Tín hiệu lạc quan
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com