Học cách trở thành "ông chủ"ngay từ lần đầu tiên làm lãnh đạo là bài kiểm tra số một về khả năng lãnh đạo. Hầu hết các nhà quản lý mới đều trượt bài kiểm tra này do mắc phải những quan niệm sai lầm về tránh nhiệm bản thân.
Trở thành "ông chủ" ngay từ những công việc đầu tiên Ảnh: www.happyworker.com |
Ngay cả với những người có năng khiếu lãnh đạo bẩm sinh, con đường trở thành một nhà quản lý giỏi vẫn là một quá trình không ngừng học hỏi và tự hoàn thiện bản thân. Đó là một quá trình khó khăn nhưng rất đáng để trải qua.
Bài kiểm tra đầu tiên trên con đường trở thành nhà quản lý cơ bản đến mức người ta thường không nhận ra nó: Đó là học cách làm “ông chủ” ngay từ những công việc đầu tiên. Những khó khăn, thử thách trong thời kỳ này thường đem lại một số hậu quả nghiêm trọng đối với cả cá nhân cũng như tổ chức.
Trong mười lăm năm qua, tác giả bài viết đã nghiên cứu về những người - đặc biệt là những nhân viên ưu tú - được đề bạt lên làm quản lý. Các nhà quản lý mới nhậm chức thường quyết định tiến hành chuyển đổi muộn màng, khi công ty của họ đã hoạt động kém hiệu quả và thụ động.
Sự chuyển đổi (vốn đã muộn màng) này thường rơi vào tình trạng khó khăn hơn bao giờ hết do những quan niệm sai lầm của các nhà quản lý mới nhậm chức về vai trò của họ. Người quản lý biết nhận ra và sửa chữa những nhận thức sai lầm của bản thân sẽ có cơ hội thành công lớn hơn nhiều.
Ví dụ: Những nhà quản lý mới nhậm chức thường nghĩ rằng vị trí này sẽ đem lại cho họ quyền hành và sự tự do để làm những gì họ cho là tốt nhất. Thực tế họ lại thấy mình bị vướng vào những mối quan hệ đan xen với cấp dưới, cấp trên, với những đồng nghiệp ngang hàng và cả với những người khác. Đó là những mối quan hệ phức tạp và thường có những nhu cầu mâu thuẫn nhau. “Bạn thực sự không kiểm soát được bất kỳ cái gì” - một nhà quản lý mới tâm sự.
Vị trí quản lý có thực sự đem lại quyền lực? |
Các nhà quản lý mới còn mắc phải một quan niệm sai lầm khác nữa, họ cho rằng họ chỉ cần có nhiệm vụ bảo đảm cho mọi hoạt động của công ty được vận hành suôn sẻ. Thực tế các giám đốc mới cần nhận thức được trách nhiệm và vai trò của họ là đánh giá công việc và đưa ra những thay đổi. Có thể một số kế hoạch thay đổi không nằm trong phạm vi quyền lực của họ nhưng lại giúp thúc đẩy tiến độ công việc và hoạt động của các thành viên trong nhóm họ quản lý.
Hầu hết các nhà quản lý mới không muốn nhờ cấp trên giúp đỡ. Thế nhưng nếu họ yêu cầu được hỗ trợ (thường là khi có những vấn đề quan trọng không thể tự mình giải quyết), tình hình sẽ đỡ căng thẳng hơn vì thực ra cấp trên thông cảm cho những khúc mắc và lỗi lầm của những người quản lý mới nhiều hơn họ nghĩ.
(Theo Linda A. Hill // Tuanvietnam)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com