Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Câu chuyện hội nhập - Khi cơ quan quản lý thiếu chuyên nghiệp

Việc Bộ Công thương buộc phải kiến nghị Chính phủ tuyên bố tình trạng tự vệ khẩn cấp để tăng thuế nhập khẩu giấy từ khu vực ASEAN vào Việt Nam từ 3% lên 5% là một biện pháp chẳng đặng đừng. Bởi vì, nếu sử dụng biện pháp tức thời tăng thuế mà không ban bố tình trạng này thì các nước trong khu vực ASEAN sẽ trả đũa ngay lập tức và họ sẽ dựng hàng rào thuế quan đối với mặt hàng nào đó của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường họ.
 

Thế nhưng, nếu phải tuyên bố tình trạng tự vệ khẩn cấp thì trong vòng 200 ngày, phía Việt Nam phải có các số liệu chính thức chứng minh nguồn giấy từ các nước này nhập khẩu vào Việt Nam đe dọa các doanh nghiệp sản xuất giấy trong nước. Nếu không chứng minh được, phía Việt Nam phải hoàn trả số thuế chênh lệch đã thu. Đó là điều công bằng.


Thế nhưng, tình hình quản lý của các cơ quan chức năng hiện nay không chỉ chồng chéo, mà hệ thống số liệu chính thống cũng khó có thể tìm được ngay một kết quả chính xác. Vì thế, trong 200 ngày vừa tập hợp số liệu, vừa minh chứng quyết định của Việt Nam là đúng, sẽ rất khó khăn.


Vì sao Việt Nam phải rơi vào tình trạng này? Lý do cơ bản là khi ngành giấy nhận thấy không đáp ứng đủ yêu cầu sử dụng của khách hàng trong nước, trong lúc đó giá giấy nhập khẩu cao, nên đã đề xuất ý kiến giảm thuế để hỗ trợ các ngành sản xuất có liên quan phải sử dụng giấy.


Bộ Tài chính đã thực hiện việc giảm thuế nhanh hơn lộ trình đã quy định, mà lại không tính toán trường hợp nếu giá giấy giảm, và đặc biệt cũng không lường trước những khó khăn khi muốn tăng thuế trở lại đối với khu vực ASEAN thì phức tạp thế nào. Bởi vì  nếu muốn tăng lại thì phải hỏi ý kiến các nước trong khu vực ASEAN, được đồng ý thì mới tăng thuế. Và ai cũng có thể dễ dàng hình dung quá trình đàm phán này sẽ phức tạp và mất thời gian thế nào.


Vấn đề là cơ quan quản lý công tác thuế phản ứng thiếu chuyên nghiệp, không tiên liệu hết khó khăn nên đã đặt ngành giấy Việt Nam vào thế bí, thay vì có thể công bố việc giảm thuế có thời hạn trong bao lâu hoặc quy định khi nào cần thiết thì tăng thuế trở lại.


Sự thiếu chuyên nghiệp của các cơ quan chức năng hiện nay đang gây hậu quả xấu cho các doanh nghiệp và làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và đầu tư, giảm hiệu quả của các chủ trương, chính sách mà Chính phủ đã ban hành.


Bởi lẽ không chỉ câu chuyện của ngành giấy như đã nêu trên mà trong tình trạng nền kinh tế đang suy giảm mạnh, các doanh nghiệp rất cần những phản ứng nhanh, linh hoạt và chuyên nghiệp của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, nắm bắt được cơ hội, thì với cách làm này, rõ ràng các cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa đáp ứng yêu cầu và như vậy, cơ hội để phục hồi nhanh nền kinh tế cũng sẽ không nhiều. T


Tình trạng này không phải là các cơ quan quản lý không nhận thấy, mà vấn đề là phải bắt đầu làm từ đâu, làm cái gì, để tạo sự chuyển biến và cần phải được thực hiện ngay từ bây giờ. Dù trễ nhưng vẫn còn hơn không bao giờ.

(Theo SGGP)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Luật cạnh tranh “khoanh tay” nhìn độc quyền?
  • Nhờ đâu họ thành công trong khủng hoảng?
  • Ba bài học của vua bánh sandwich
  • Bài học từ lịch sử sóng gió của Citigroup
  • Quần áo có bảo hành... 10 năm
  • Làm giàu từ... lòng yêu con
  • Khi đối tác ép nhau
  • “Dán tem taxi là bất hợp lý !”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com