Ngày càng có nhiều sếp công nghệ giàu có và thành công nhất nhảy vào những lĩnh vực kinh doanh đặt họ vào thế đối đầu.
Chẳng hạn, hai người đồng sáng lập Google là Sergey Brin và Larry Page khởi nghiệp bằng lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến - một lĩnh vực không “động chạm” gì đến hãng phần mềm Microsoft. Tuy nhiên, khi tung ra các ứng dụng Google’s Apps, họ đã bắt đầu lấn sân Microsoft, và cuộc đối đầu giữa một bên là Brin và Page, bên kia là Giám đốc điều hành (CEO) Steve Ballmer của Microsoft vì thế cũng bắt đầu.
Tạp chí Forbes đã liệt kê những cuộc đối đầu tiêu biểu nhất giữa các sếp trong làng công nghệ:
1. Sergey Brin và Larry Page (Google) đối đầu Steve Ballmer (Microsoft)
Trước đây, CEO Ballmer của Microsoft thường nhạo báng mô hình kinh doanh và chất lượng phần mềm của Google. Nhưng hiện nay, ông lại quay sang chú trọng lĩnh vực quảng cáo trực tuyến và các ứng dụng trên web dành cho doanh nghiệp, đúng như những gì mà Page và Brin làm ở Google. CEO Eric Schmidt của Google trước đây từng làm ở Sun Microsystems và Novell, cả hai công ty cùng bị Microsoft “vùi dập”.
Người trong nội bộ cho hay, đôi khi Google nhảy vào một lĩnh vực mới chỉ để “trêu ngươi” Microsoft.
2. Steve Jobs (Apple) đối đầu Michael Dell (Dell)
Apple cạnh tranh quyết liệt với nhiều đối thủ trong làng công nghệ, bao gồm các công ty giải trí (địch thủ của iTunes) và cả Microsoft khi hãng phần mềm này tung ra sản phẩm máy nghe nhạc Zune. Tuy nhiên, mối “ân oán” giữa người sáng lập Steve Jobs của Apple với người sáng lập Michael Dell của hãng máy tính Dell được xem là sâu sắc hơn cả.
Cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa hai bên không chỉ diễn ra trên thị trường máy tính để bàn và máy tính xách tay truyền thống mà còn xuất phát từ chiếc iPad đình đám. Chiếc máy tính bảng này của Apple đang hút mất một lượng lớn khách hàng từ thị trường máy tính xách tay, gây thiệt hại cho Dell.
3. Michael Bloomberg (Bloomberg) đối đầu Rupert Murdoch (News Corp)
Hãng tin tài chính Bloomberg của tỷ phú Michael Bloomberg, thị trưởng New York, ngày càng lớn mạnh giữa lúc tờ Wall Street Journal gần như ngủ yên. Mấy năm trước, Murdoch mua lại Wall Street Journal và tìm cách bán nội dung để giảm sự phụ thuộc vào nguồn thu từ quảng cáo.
Về phần mình, Bloomberg từ lâu đã tạo nguồn thu lớn từ việc cho giới đầu tư tài chính thuê hệ thống máy móc điện tử phân bổ thông tin và dữ liệu tài chính. Mới đây, Bloomberg đã mua lại tạp chí Business Week và cải tổ tạp chí này. Biết đâu sắp tới Murdoch cũng sẽ mua lại một tạp chí nào đó.
4. Jeff Bezos (Amazon) đối đầu Paul Allen (Microsoft)
Cuộc đối đầu giữa người sáng lập Jeff Bezos của mạng Amazon và người đồng sáng lập Paul Allen của Microsoft không diễn ra trên mạng Internet mà chủ yếu diễn ra trong… vũ trụ. Allen đã tài trợ cho chuyến bay đầu tiên tư nhân đầu tiên vào vũ trụ và hiện đang hợp tác với tỷ phú Richard Branson nhằm phát triển du lịch vũ trụ.
Trong khi đó, Bezos đã thành lập công ty bay vũ trụ Blue Origin với mục tiêu tổ chức các chuyến du lịch vũ trụ từ năm 2012.
5. Pierre Omidyar (eBay) đối đầu Mark Zuckerberg (Facebook)
Có thể sẽ diễn ra cuộc đối đầu nảy lửa giữa người sáng lập mạng bán lẻ eBay, Omidyar, và người sáng lập mạng xã hội Facebook, Zuckerberg. Trong lĩnh vực bán đấu giá trực tuyến mà eBay đang thống trị, uy tín là yếu tố quan trọng nhất, mà Zuckerberg thì đang tạo ra một mạng lưới có mức độ tin tưởng cao. Thêm vào đó, tín dụng (credit) trong hệ thống thanh toán của Facebook Credits có thể sử dụng như một loại tiền ảo để giao dịch.
Hiện tại, Facebook Credits vẫn được hỗ trợ bởi mạng PayPal của eBay, nhưng chẳng có lý do gì để Facebook không chuyển sang sử dụng dịch vụ của Visa hay MasterCard.
6. Larry Ellison (Oracle) đối đầu John Morgridge (Cisco Systems)
Trước kia, ở Silicon Valley, các công ty phần mềm doanh nghiệp quy mô lớn như Oracle và các công ty mạng doanh nghiệp vào hàng “đại gia” như Cisco có thể chung sống hòa bình. Tuy nhiên, ngày nay, với sự mở ra của kỷ nguyên điện toán đám mây, mọi công ty ở bất kỳ quy mô nào cũng có khả năng “dẫm vào chân nhau”. Ai nào cũng muốn kiểm soát toàn bộ hệ thống để mọi đối thủ chỉ là nhà cung cấp.
Nếu Oracle thắng, thì tài sản trong túi ông chủ Morgridge của Cisco sẽ teo lại; và nếu Cisco thắng, thì chiếc du thuyền khổng lồ mà CEO Ellison sở hữu biết đâu sẽ nhỏ đi.
7. Mark Benioff (Salesforce.com) đối đầu Eric Schmidt (Google)
CEO Benioff của hãng điện toán đám mây Salesforce.com vẫn thường tham gia các sự kiện của Google như một bằng chứng cho sự hứng thú đối với các ứng dụng Google Apps. Xét cho cùng, Google Apps cạnh tranh với Microsoft chứ chẳng đụng chạm gì tới Salesforce.
Tuy nhiên, trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống, ranh giới giữa yêu và ghét thật mong manh. Salesforce muốn nâng cấp các văn phòng làm việc không chỉ bằng phần mềm quản lý khách hàng trực tuyến vốn dĩ đã thành công của hãng, mà còn bằng các công cụ giao tiếp và các ứng dụng bên thứ ba. Mà đối với CEO Schmidt của Google, đó là “lãnh địa” của gã khổng lồ tìm kiếm.
Sở hữu những ngôi nhà và những xế hộp đắt tiền, giới giàu có và nổi tiếng còn chi tiền cho một số công việc giúp cho cuộc sống thường nhật của họ tiện nghi hơn.
Sản phẩm “Burger cơm” đang được phát triển và có kế hoạch mở rộng tại các siêu thị tại Tp.HCM và Hà Nội, theo ý tưởng của nhóm bạn trẻ tại Tp.HCM.
Khởi nghiệp từ tháng 2/2010, chỉ trong nửa năm đầu tiên, Krystal O'Mara đã ghi tên mình vào danh sách những doanh nhân khởi nghiệp thành công nhất với thành tích Công ty Tư vấn – Thiết kế nội thất sinh thái ReMain mà cô là nhà sáng lập trở thành thương hiệu dẫn đầu trong nhiều tuần tại thị trường Bắc Mỹ.
Kinh doanh chocolate không mới, chính vì thế gắn chocolate với nghệ thuật nhằm thu hút khách là một thách thức thú vị đối với những doanh nghiệp trẻ như D’ Art Chocolate.
Tỷ lệ bán phòng khách sạn qua mạng Internet ở Việt Nam mặc dù còn khá khiêm tốn nhưng dịch vụ này đang được các khách sạn tập trung phát triển bên cạnh các kênh bán hàng truyền thống.
Tất cả mọi người tham gia chơi chứng khoán đều có lý do để quan tâm tới các số liệu hàng quý. Nhưng báo cáo lợi nhuận hàng quý lại thường không phản ánh đúng tình hình tài chính của một công ty, làm ảnh hưởng đến quyết định của nhà phân tích, điều hành và nhà đầu tư.
Hầu hết các chiến lược toàn cầu hiện đại đều tập trung vào việc tối thiểu hoá sự khác biệt giữa các quốc gia trên thế giới. Nhưng có lẽ đã đến lúc cần phải từ bỏ cách tiếp cận lỗi thời để khai thác chính những điểm khác biệt mấu chốt đó.
Các công ty thường thổi phồng sức hấp dẫn của các thị trường nước ngoài và có thể sẽ phải trả những cái giá khá đắt. Ngay cả ông trùm truyền thông Murdoch không phải lúc nào cũng thành công.
Làm thế nào để cạnh tranh với đối thủ giá rẻ? Kumar đã đề xuất bốn phương pháp giúp công ty bạn có đượcchiến lược kinh doanh phù hợp trong lĩnh vực này.
"Mùa hè vừa qua, sự kiện khai trương sản phẩm iPhone của Apple và tập 7 của bộ truyện Harry Potter là hai ví dụ xuất sắc về thủ thuật Marketing khan hiếm giả - thành công thật" - Trích blog của GS John Quelch trên trang HBS.
Khi những sản phẩm Coca-Cola in tên tràn ngập mạng xã hội và phong trào chụp ảnh khoe tên không ngừng lan tỏa, chiến dịch “Share a Coke” của Coca-Cola đã trở thành chủ đề được bàn luận nhiều nhất trong giới làm kinh doanh và tiếp thị.
Sau 97 năm nằm dưới sự sở hữu của gia đình sáng lập, công ty truyền thông Forbes Media cách đây ít hôm tuyên bố đã bán cổ phần đa số cho một nhóm nhà đầu tư quốc tế có trụ sở ở Hồng Kông.
Dường như thời kỳ 'nổi như cồn' và 'nổ như pháo' của anh em Bầu Thụy - Bầu Thủy được mọi người biết đến cả danh tiếng và tai tiếng đã qua. Hai doanh nhân trẻ tuổi đang ẩn sâu và kín tiếng hơn.
Ai cũng được cho cơ hội để có thể trở nên giàu có như nhau. Vấn đề duy nhất ở đây là, suy nghĩ, quan niệm về tiền bạc của mỗi người khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả khác nhau cho mỗi người.
Việc nhiều tập đoàn vung tiền "khủng" để rước các Giám đốc điều hành (CEO) thuộc hạng "siêu sao" về làm việc có thể là quyết định sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sụt giảm hiệu suất kinh doanh của chính họ.