“Nếu so với một người làm 40 – 50 công ruộng chưa chắc đạt hiệu quả cao bằng… 1 công đất vườn dùng để nuôi rắn của gia đình tôi”- anh Chau Sóc Kim, người dân tộc Khơ-me ở ấp An Thuận (xã Châu Lăng, Tri Tôn-An Giang), tự tin khẳng định về mô hình mà anh đang thực hiện.
Vợ chồng anh Chau Sóc Kim và chị Nguyễn Thị Diễm Châu đến với nghề nuôi rắn thả vườn trong một dịp tình cờ. Cách đây khoảng 4 năm, anh Kim bị bệnh tai biến mạch máu khiến sức khỏe giảm sút. Do không thể làm việc nặng nhọc nên anh buộc phải tìm công việc nhẹ nhàng hơn để có tiền nuôi 3 đứa con ăn học và chăm sóc mẹ già.
Lúc này, nhận thấy những loại rắn hoang dã như hổ hèo (còn gọi là gáo trâu), sọc dưa, gáo thường, hổ hành… có giá bán rất cao nhưng nguồn cung ngoài tự nhiên ngày càng ít, vợ chồng anh nảy sinh ý định nuôi rắn kiếm lời. Tuy nhiên, khi đi học hỏi mô hình nuôi rắn trong chuồng ở vài nơi, anh thấy hiệu quả không cao do rắn chậm lớn, dễ chết và gây ô nhiễm môi trường, hàng ngày phải vất vả vệ sinh chuồng trại…
Vợ chồng anh Kim kiểm tra lứa rắn sắp thu hoạch.
“Tôi chợt nghĩ, rắn là loài vật thích sống hoang dã. Tại sao mình không tạo môi trường tự nhiên để chúng sinh trưởng?”, anh Kim nhớ lại. Thế là vợ chồng anh quyết định đầu tư hơn 100 triệu đồng để lấp lại ao cá sau nhà, cải tạo thành vườn tạp và xây tường bao xung quanh. Sau đó, anh sang một trang trại ở Đồng Tháp mua 200 con rắn giống về thả nuôi.
Trong khu vườn, anh xây 2 hộc dài bằng gạch để rắn đẻ trứng, trồng thêm các loại bạc hà, cỏ dại, cây ăn trái để chúng trú ngụ. Ở phía góc vườn, anh dẫn nước máy vào tạo thành ao nước tự nhiên để rắn có nước uống. Mỗi ngày, anh đặt mua từ 20 – 30kg ếch, nhái của những người hàng xóm với giá 20.000 đồng/kg thả vào vườn làm thức ăn cho chúng. Thế là từ 200 con rắn giống ban đầu, hiện vườn rắn đã tăng lên hơn 1.500 con.
Để “lấy ngắn nuôi dài”, vợ chồng anh bán rắn giống cho những người có nhu cầu. “Cứ cách khoảng 10 ngày đến nửa tháng là có người đến mua từ 20 – 50 con rắn giống về nuôi. Chúng tôi bán với giá 500.000 đồng/con, riêng đối với rắn “bố mẹ” có giá 4,5 triệu đồng/cặp. Số tiền này dùng để chi tiêu trong gia đình và đầu tư mua thức ăn cho rắn”, chị Diễm Châu chia sẻ.
Hiện tại, vợ chồng anh đang tích cực “vỗ béo” đàn rắn thịt để chuẩn bị cho đợt bán vào dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Nhờ cách thả nuôi gần giống như rắn hoang dã, rắn thịt tại vườn của anh Kim được thương lái đặt hàng với giá 900.000 đồng/kg rắn hổ hèo, 250.000 đồng/kg rắn sọc dưa, còn gáo thường và hổ hành có giá 200.000 đồng/kg.
Thời điểm Tết năm trước, vợ chồng anh Kim thu về hơn 180 triệu đồng từ việc bán rắn thịt. Với lượng rắn tăng lên nhanh chóng và giá bán vẫn ở mức cao, vợ chồng anh dự đoán năm nay có thể đạt doanh thu gấp đôi so với cùng kỳ.
Theo lời anh Kim, do rắn được thả trong vườn nên chúng đi “vệ sinh” vào gốc cây hoặc bụi cỏ, vô tình tạo thành phân cho cây phát triển, không gây ô nhiễm như nuôi trong chuồng. Đồng thời, rắn là loài vật khỏe, rất ít bệnh. Thường chúng chỉ mắc một chứng bệnh là đẹn lưỡi dẫn đến ăn yếu, chậm lớn. Trong trường hợp này, chỉ cần pha thuốc trị đẹn vào nước uống của rắn là xong.
“Làm ruộng còn phải vất vả đi sạ lúa, phun thuốc, bón phân, thu hoạch… còn nuôi rắn khỏe re à, chỉ cần chú ý xây tường bảo vệ để chúng không thoát ra ngoài. Rắn đã quen hơi người nên muốn bắt chúng cũng dễ dàng, lại không lo đầu ra vì nhu cầu tiêu thụ rất lớn”, anh Chau Sóc Kim nhấn mạnh.
Theo Chi cục Kiểm lâm An Giang, mô hình nuôi rắn thả vườn của vợ chồng anh Kim đã được các đơn vị này thường xuyên kiểm tra và đảm bảo các quy định về điều kiện thả nuôi động vật hoang dã. Mô hình này vừa giúp bảo tồn những loài rắn đang bị cạn kiệt dần ngoài tự nhiên, vừa tạo hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Đối với những hộ có nhu cầu nuôi rắn thả vườn, chỉ cần đăng ký với Chi cục Kiểm lâm để được hướng dẫn. Đồng thời, đơn vị này sẽ cấp giấy phép để chủ trang trại vận chuyển rắn đi tiêu thụ.
Sở hữu những ngôi nhà và những xế hộp đắt tiền, giới giàu có và nổi tiếng còn chi tiền cho một số công việc giúp cho cuộc sống thường nhật của họ tiện nghi hơn.
Sản phẩm “Burger cơm” đang được phát triển và có kế hoạch mở rộng tại các siêu thị tại Tp.HCM và Hà Nội, theo ý tưởng của nhóm bạn trẻ tại Tp.HCM.
Khởi nghiệp từ tháng 2/2010, chỉ trong nửa năm đầu tiên, Krystal O'Mara đã ghi tên mình vào danh sách những doanh nhân khởi nghiệp thành công nhất với thành tích Công ty Tư vấn – Thiết kế nội thất sinh thái ReMain mà cô là nhà sáng lập trở thành thương hiệu dẫn đầu trong nhiều tuần tại thị trường Bắc Mỹ.
Kinh doanh chocolate không mới, chính vì thế gắn chocolate với nghệ thuật nhằm thu hút khách là một thách thức thú vị đối với những doanh nghiệp trẻ như D’ Art Chocolate.
James Reinhart và Oliver Lubin là bạn cùng phòng tại trường đại học Boston, còn James Reinhart và Chris Homer là bạn thời còn đi học trường kinh tế Harvard. Ba chàng trai trẻ này đều có chung một vấn đề là họ có quá nhiều quần áo mà thường họ chỉ mặc khoảng 25% số đó.
Sue Harnett vốn xuất thân là một cầu thủ bóng rổ của trường Đại học Duke (Mỹ). Sue có niềm đam mê với thể thao, đặc biệt cô thích ghi lại những khoảnh khắc của các vận động viên và trận đấu.
Lông thú, da rắn, ngà voi, gan ngỗng, thậm chí là pho mát thối... là những mặt hàng được coi là xa xỉ, đắt đỏ, bị cấm nhưng vẫn "hot", và được mua bán chui ở nhiều nơi. CNBC tổng hợp danh sách các mặt hàng như thế.
“Mặc cả là thứ diễn ra mọi lúc, kể cả khi nền kinh tế có diễn biến xấu hay không. Và tiết kiệm vẫn phải được đặt lên hàng đầu. Người tiêu dùng hiện đang hướng tới những thương hiệu sang trọng theo cách phù hợp nhất với ví tiền của mình”.
Ngày nay, tỉ lệ thất nghiệp của các sinh viên mới tốt nghiệp đang ngày càng tăng. Liệu bạn có là một trong số ít sinh viên dám tự đứng ra tìm một hướng đi khác cho mình, chứ không phải dựa vào công việc mà người khác mang đến cho bạn?
Chuỗi của hàng cà phê độc quyền rất nổi tiếng tại Ramallah - ZAMN được bắt đầu bởi Huda El-Jack. Cô chuyển đến đây theo chồng năm 2003 và nhìn thấy một cơ hội kinh doanh khi không thể tìm thấy một tách cà phê ngon tại nơi này.
Thị trường chứng khoán có nhiều biến động và triển vọng tăng trưởng thấp dẫn đến việc hạn chế các kế hoạch đổi mới, thúc đẩy việc tích trữ tiền mặt. Theo Harvard Business Review, các công ty có thể thực hiện 5 nguyên tắc để bảo vệ các khoản đầu tư của họ trong thời kỳ biến động, đồng thời mở ra những cơ hội cho tương lai
Google, tất nhiên, không có ý định xây dựng Google+ chỉ để "cho vui". Cái tên "Google+" đã cho thấy sự táo bạo và tham vọng của hãng. Với nhiều tính năng mới và phản hồi tốt từ người sử dụng, Google+ được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai, đủ để trở thành đối thủ của Facebook hay Twitter.
Khi những sản phẩm Coca-Cola in tên tràn ngập mạng xã hội và phong trào chụp ảnh khoe tên không ngừng lan tỏa, chiến dịch “Share a Coke” của Coca-Cola đã trở thành chủ đề được bàn luận nhiều nhất trong giới làm kinh doanh và tiếp thị.
Sau 97 năm nằm dưới sự sở hữu của gia đình sáng lập, công ty truyền thông Forbes Media cách đây ít hôm tuyên bố đã bán cổ phần đa số cho một nhóm nhà đầu tư quốc tế có trụ sở ở Hồng Kông.
Dường như thời kỳ 'nổi như cồn' và 'nổ như pháo' của anh em Bầu Thụy - Bầu Thủy được mọi người biết đến cả danh tiếng và tai tiếng đã qua. Hai doanh nhân trẻ tuổi đang ẩn sâu và kín tiếng hơn.
Ai cũng được cho cơ hội để có thể trở nên giàu có như nhau. Vấn đề duy nhất ở đây là, suy nghĩ, quan niệm về tiền bạc của mỗi người khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả khác nhau cho mỗi người.
Việc nhiều tập đoàn vung tiền "khủng" để rước các Giám đốc điều hành (CEO) thuộc hạng "siêu sao" về làm việc có thể là quyết định sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sụt giảm hiệu suất kinh doanh của chính họ.