Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những món hàng càng cấm càng hot

Lông thú, da rắn, ngà voi, gan ngỗng, thậm chí là pho mát thối... là những mặt hàng được coi là xa xỉ, đắt đỏ, bị cấm nhưng vẫn "hot", và được mua bán chui ở nhiều nơi. CNBC tổng hợp danh sách các mặt hàng như thế.

Tháng 11 năm 2011, West Hollywood, California, trở thành thành phố đầu tiên của Mỹ ban hành luật cấm mua bán các loại quần áo làm từ lông thú. Lệnh cấm này chính thức có hiệu lực vào năm 2013. Các nhà hoạt động vì quyền động vật hy vọng rằng điều này sẽ tạo hiệu ứng tích cực khiến cho các thành phố khác cũng có những hành động tương tự nhằm kết thúc hoàn toàn tình trạng sử dụng lông thú.

Trên thực tế, khi luật cấm có hiệu lực thì rất có thể thị trường chợ đen sẽ trở thành một quan ngại lớn. Mặt hàng cao cấp này vẫn tồn tại bất chấp những quy định, điều luật, thậm chí đã có nhiều trường hợp bị kết án. Quần áo được làm từ lông thú đã luôn mang lại một hình ảnh sang trọng và tinh tế cho người mặc. Và luật cấm này ít nhiều sẽ thay đổi điều đó.

Dưới đây là một số sản phẩm cao cấp bị cấm nhưng vẫn tồn tại thậm chí là phát triển:

1. Ngà voi, hải mã

Ngà của các động vật như voi và hải mã được sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất các sản phẩm như quân cờ, bóng bi-a, phím đàn piano...Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quần thể voi trên thế giới. Số lượng loài vật này giảm sút một cách chóng mặt. Tại châu Á,voi được xếp vào danh sách động vật có nguy cơ tuyết chủng vào năm 1975, trong khi đó tại châu Phi là năm 1990.

Hiện việc trao đổi thương mại quốc tế liên quan đến ngà voi đã bị cấm hoàn toàn. Những người có nhu cầu mua ngà voi hợp pháp phải đến những cửa hàng đồ cổ. Tuy nhiên, hiện nay, một thị trường chợ đen mua bán sản phẩm này vẫn còn hoạt động mạnh. Cụ thể, ngày 15/11/ 2011, thu giữ được khối lượng ngà voi trị giá 2,2 triệu USD tại cảng Hồng Kông. Chúng được vận chuyển từ Nam Phi với hơn 700 ngà voi và 33 sừng tê giác.

2. Da trăn

Da trăn đã được sử dụng ở Trung Quốc từ thời cổ đại để thiết kế đàn nhị cũng như một số loại hình nhạc cụ khác. Kể từ khi loài bò sát được liệt danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng, Trung Quốc đã đưa ra những quy định rất nghiêm khắc trong việc tiêu thụ da trăn. Nước này chỉ phép buôn bán các sản phẩm liên quan đến những loại rắn, hoặc trăn nuôi.

Năm 1970, bang California cấm mua bán sản phẩm da rắn. Nữ diễn viên Reese Witherspoon mua một chiếc túi xách da trăn trị giá 3.820  USD của hãng Chloe. Nhưng sau khi được xem Video về quy trình giết mổ động vật để sản xuẩt túi, cô đã quyết định vứt xó chiếc túi này.

3. Casu Marzu


Casu marzu là một loại pho mát- món ăn phổ biến ở khu vực Sardinia (Italia). Tên của nó dịch theo nghĩa đen là "pho mát thối," do quá trình lên men vô cùng kỳ quặc. Pho mát được làm từ sữa, để lên men tự nhiên cho đến khi xuất hiện giòi, qua giai đoạn giòi phát triển. Thậm chí người ta thưởng thức món ăn này khi trên miếng pho mát là vô số giòi đang bò lúc nhúc.

Món ăn Casu marzu bị cấm ở Liên minh châu Âu với lý do không đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Cách chế biến (lên men) được cho là rất mất vệ sinh và có thể gây ra những chất độc hại cho cơ thể. Ăn pho mát ấu trùng còn sống có thể gây nhiễm ký sinh trùng, ảnh hưởng đến sức khỏe.

4. Vòi hoa sen cao cấp

Năm 1992, Mỹ ra lệnh hạn chế việc mua bán các loại vòi hoa sen có khả năng xả 2,5 ga- lông nước mỗi phút. Luật này nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên. Sau đó, vào năm 2010, Bộ Năng lượng ra yêu cầu tất cả các loại sản phẩm liên quan, chỉ được thiết kế với mức xả tối đa 2,5-lít/1 phút.

Điều luật này đã gây ra những ảnh hưởng rất lớn đối với các hãng sản xuất vòi hoa sen cao cấp, trong đó có dòng sản phẩm Imperial Raindance 600 AIR, với mặt phun 24-inch được bán lẻ với giá 5.000 USD. Có một số sản phẩm cao cấp có mức xả 12 ga-lông/ mỗi phút, vượt quá quy định sau đó vẫn được bán trên thị trường. Để thể hiện tính nghiêm túc của bộ luật, tháng 5/ 2010, Bộ năng lượng nước này đã phạt 4 hãng sản xuất vòi hoa Sen số tiền 200,000 USD do không tuân thủ luật.

5. Xì gà Cuba


Tháng 2/1962, tổng thống John F. Kennedy đã chính thức áp đặt lệnh cấm vận thương mại đối với Cuba. Và cũng kể từ đó, những người Mỹ đam mê xì gà buộc lòng sử dụng Xì gà của Mỹ và các nước đồng minh. Tuy nhiên, đối với hầu hết những người nghiện xì gà, thì Xì gà Cuba vẫn là niềm yêu thích không thể thay thế.

Pierre Salinger, thư ký của tông thống Kennedy cho biết, ngài đã yêu cầu ông mua 1.000 xì gà Cuba một ngày trước khi lệnh cấm vận có hiệu lực. Đã gần 50 năm nay, lệnh cấm vận vẫn còn hiệu lực, tuy nhiên, ngành công nghiệp xì gà Cuba vẫn vô cùng phát triển. Năm 2010, doanh số bán hàng đã tăng 2%, do nhu cầu đối với sản phẩm gia tăng tại Trung Quốc.

Ông KC Chan, quản lý hãng phân phối xì gà Habanos SA Trung Quốc cho biết, ai cũng khẳng định Xì gà Cuba là tốt nhất".

6. Trứng cá muối Beluga


Trứng cá muối, cũng giống như rượu sâm banh, là tượng trưng cho sự sang trọng nhưng không kém phần lãng phí. Những người yêu thích ẩm thực  thì luôn mong muốn được thưởng thức món ăn này- được chế biến từ một loại trứng cá đắt nhất thế giới này.

Cá Beluga là một trong những loài có nguy cơ tuyệt chủng. Năm 2005, Hiệp hội bảo vệ Cá và các loài động vật Hoang dã Hoa Kỳ đã cấm nhập khẩu trứng cá muối Beluga.

7. LôngOcelot


Ocelot một loài mèo rừng có nguồn gốc từ Mexico, Trung Mỹ và Nam Mỹ, và xuất hiện nhiều ở ở Texas và Arizona. Lông của loài mèo này rất giống báo, và là mặt hàng có nhu cầu cao đối với khách hàng. Trên thực tế năm 1972, thế giới đã đưa tên loài vật này vào danh sách động vật có nguy cơ tuyệt chủng.

Mặc dù bị cấm, long Ocelot vẫn được bán tại một số chợ đen. Theo thông tin từ eBay, giá một bộ đồ được làm bằng lông Ocelot có thể lên tới 50.000 USD. Tuy nhiên, bất cứ ai bị phát hiện bán các loại sản phẩm liên quan đến long Ocelot có thể bị phạt số tiền 100.000.

8. Foie gras


Sau khi thực hiện chế độ vỗ béo đặc biệt trong vòng hai tuần, người ta sẽ mang ngỗng ra giết mổ và lấy gan chế biến. Đây là món ăn có hương vị tinh tế và phổ biến tại Pháp.

Các nhà hoat động vì quyền động vật thì cho rằng quá trình vỗ béo ngỗng là một hành vi sai trái. Món ăn này bị cấm ở nhiều quốc gia Châu Âu. Có một số bang tại Mỹ đã ra lệnh cấm món ăn này. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực tại bang California vào năm 2012. Tuy nhiên tại một số nơi việc tiêu thụ thức ăn này vẫn được cho là hợp pháp.

9. ChimOrtolan


Ortolan là loài chim nhỏ thường xuất hiện ở châu Âu, Tây Á, và châu Phi. Năm 2007, chính phủ Pháp đưa loài chim này vào danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên món ăn được chế biến từ loài chim này lại được coi là linh hồn của Pháp, với hương vị tuyệt với được cựu tổng thống Pháp Francois Mitterand ca ngợi vào năm 1995.

10. Haggis

Haggis là món ăn truyền thống của người dân Scotland. Nó được xuất hiện trong kiệt tác "Address to a Haggis" của nhà thơ Robert Burns năm 1787. Hầu hết những người từng thưởng thức Haggis thì cho rằng hương vị của món ăn này rất cuốn hút, nhưng thành phần chế biến của Haggis thì lại là điều nan giải.

Ngoài hành tây, bột yến mạch, thì thành phần chính để chế biến món ăn là nội tạng của cừu trong đó có tim gan, phổi, dạ dày, và thận. Tất cả được ướp với gia vị sau đó cho vào dạ dày cừu và hấp trong khoảng 3 tiếng.

Có vẻ như khi nghe về phương pháp chế biến thì nhiều người có vẻ cảm thấy "sợ" nhưng không thể phủ nhận được hương vị tuyệt vời của nó.  Thật không may là món ăn này bị cấm ở Mỹ do tại nước này, không được phép chế biến phổi cừu .

(VEF)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Mua hàng hiệu trong 'thời buổi mặc cả'
  • Thành công với nghề tay trái
  • Thành đạt ở Palestine nhờ cà phê wi-fi
  • Đổi mới doanh nghiệp trong thời kinh tế bất ổn
  • Google+ có thể đổi “vận đen” cho Google?
  • Cuối năm, sinh viên lên mạng nhộn nhịp làm thêm
  • Tivi Shopping: Đến thời hay hết thời?
  • Rẻ không hẳn đã ôi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com