Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Giờ vàng” cho quảng cáo

Có những tập phim bỗng dưng muốn khóc “hút” tới 1,8 tỷ đồng tiền quảng cáo

Có những tập phim bỗng dưng muốn khóc “hút” tới 1,8 tỷ đồng tiền quảng cáo

 Những bộ phim “giờ vàng” của truyền hình VN dù vẫn còn khá nhiều sạn nhưng đã và đang hút được lượng khán giả không nhỏ. Thế nhưng, người xem cũng oải vì đang phải xem quảng cáo kèm... phim.


Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần cho biết, phim Ma làng của ông khi lên sóng, mỗi tối trung bình nhà đài thu được 700 triệu đồng từ tiền bán 12 phút quảng cáo, gấp 10 lần số tiền làm mỗi tập phim. Bỗng dưng muốn khóc nhiều tập thời lượng quảng cáo tương đương thời lượng phim. Có khi phim chiếu từ 8h, nhưng đến 9h30 mới hết, trong khi mỗi tập chỉ dài 45 phút. Một nguồn tin tiết lộ, tập thu được nhiều tiền quảng cáo nhất của bộ phim đã mang về cho nhà đài 1,8 tỷ đồng.


Kẻ ghét - người yêu


Điểm lại những phim truyền hình hiện nay như Những người độc thân vui vẻ, Cô nàng bất đắc dĩ, 13 nữ tử tù..., nhất là những bộ phim được phát sóng vào “giờ vàng”, nhiều người xem cảm thấy nhẹ thì nhàm chán, nặng thì bực bội vì những hạt sạn lớn nhỏ của phim. Song, điều khiến nhiều khán giả khó chịu nhất có lẽ không nằm ở nội dung phim, mà vì phim bị cắt cúp vô tội vạ để xen quảng cáo. Thậm chí có vị khán giả bình... “loạn”: “Đó là chương trình quảng cáo, thỉnh thoảng chèn phim!”.


Chính các nhà làm phim cũng rất đau lòng khi đứa con tinh thần của mình bị cắt cúp để chèn quảng cáo đến nỗi không thành hình hài. Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần còn tỏ ra bức xúc vì nhiều khi màn hình bị chiếm đến 1/5 diện tích (phía dưới) để chạy quảng cáo, che mất một số thông tin và gây mất tập trung. Không những thế, một số quảng cáo có tính chất gần như đánh bạc, kiểu nhắn tin để nhận giải thưởng.


Tuy nhiều tiếng kêu ca như vậy nhưng nhằm mang lại hiệu quả tối đa cho việc quảng bá thương hiệu, các DN đang đổ xô vào mua quảng cáo đặc biệt trên các phim truyền hình. Và với những bộ phim có lượng người xem (rating) cao, quảng cáo luôn được lồng ghép khá nhiều vào thời gian phát sóng. Những đài lớn như VTV, Truyền hình Hà Nội, Truyền hình TP HCM... đạt doanh thu quảng cáo cao ngất ngưởng. Trước đây thời lượng quảng cáo của VTV phân bố rộng khắp nhưng nay được chọn lọc dồn vào những giờ nhất định, tập trung nhất là vào giờ vàng trên kênh VTV1 và VTV3.


Thiếu cơ chế quản lý


Theo luật về quảng cáo quy định thời lượng quảng cáo không quá 5% thời lượng phát sóng trên truyền hình, nhưng đó chỉ là quy định chung. Các nhà đài dựa vào kẽ hở này để lách. Trước đây quảng cáo của các đài phân bố rải rác nhưng nay được chọn lọc dồn vào những giờ nhất định. Nếu tính mật độ quảng cáo trên một số chương trình cụ thể thì họ vượt quy định, nhưng nếu tính tổng lượng quảng cáo so với tổng lượng phát sóng thì không vượt.


“Một điều nữa là phim của mình đang thiếu tính định hướng. Bạn có để ý những bộ phim truyền hình của Hàn Quốc, họ định hướng rất rõ ràng về truyền thống gia đình. Theo tôi, Cục Điện ảnh nên định hướng cho phim truyền hình VN để tránh tình trạng phim VN nhưng khán giả VN lại cảm thấy xa lạ...” – một đạo diễn bày tỏ

(Theo Hạnh Lê // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Giảm cước không phải là phương án tối ưu
  • BMW: Từ cõi chết đến vinh quang
  • Đánh bạc với dữ liệu cá nhân
  • Xuất khẩu hàng lạ: “Đồ nhà quê” vượt biển
  • Đấu giá mua hay bán
  • Bán đấu giá khách sạn Watergate
  • Khuyến mãi theo kiểu “treo đầu dê…”
  • Chè Tân Cương bị lập lờ xuất xứ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com