Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh doanh hòa vốn - Đúng hay sai?

Lý lẽ cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp chính là lợi nhuận. Nếu lợi nhuận của doanh nghiệp lớn hơn không, lợi ích của nhà đầu tư được đảm bảo. Nếu lợi nhuận bằng hoặc nhỏ hơn không nghĩa là doanh nghiệp đang gặp khó khăn và mục tiêu lợi nhuận đang bị vi phạm. Trên thực tế có những giai đoạn và yếu tố tác động khách quan đã khiến doanh nghiệp phải chấp nhận kinh doanh hòa vốn hoặc thậm chí thua lỗ.

Đầu năm 2009, nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã phải nhận các đơn hàng gia công không có lợi nhuận để duy trì việc làm cho công nhân. Cuối năm 2007, khi giá nguyên liệu sữa tăng gần 100%, công ty Hancofood đã chấp nhận lỗ để giữ giá bán sản phẩm ở mức tăng 15% nhằm duy trì sức cạnh tranh trên thị trường.

Trong khi không ít những doanh nghiệp chấp nhận hòa vốn hoặc thua lỗ trong thế bị động. Thì ở một xu hướng khác, nhiều doanh nghiệp đã chủ động chấp nhận không có lãi, bỏ chi phí lớn cho các hoạt động kinh doanh mới hoặc phát triển các công nghệ tiên phong với hi vọng doanh nghiệp sẽ có bước phát triển đột phá trong tương lai. Năm 2006, Google mua YouTube với giá 1,65 tỷ USD. Sau gần 4 năm không lợi nhuận,  ban lãnh đạo Google vẫn rất lạc quan vào khả năng YouTube sẽ mang lại doanh thu lớn cho hãng trong tương lai. Đầu tư một dự án dài hạn vào mảng dịch vụ di động 3G tại Hongkong từ năm 2001 nhưng đến năm 2009, tập đoàn Hutchinson Whampoa mới dự kiến đạt mức hòa vốn.

Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp mạnh dạn quyết định kinh doanh hòa vốn trong ngắn hạn để đạt mục tiêu tăng doanh số và thị phần. Cuối tháng 9/2009, công ty DSL đã đưa ra chương trình kích cầu "7 ngày mua sắm không lợi nhuận", cam kết đưa sản phẩm giá gốc đến tận tay người tiêu dùng. Tháng 10/2009, Media Mart cũng thực hiện "Tuần lễ vàng - mua hàng với giá sốc", trong đó có chương trình bán máy điều hòa của LG, Panasonic... với giá bán không lợi nhuận.

Để giữ khách hàng truyền thống và ký được những hợp đồng lớn cũng là các trường hợp khiến doanh nghiệp từ bỏ mục tiêu lợi nhuận trước mắt. Tất cả những hành động trên đều nhắm đến mục đích  tăng thị phần, tăng uy tín thương hiệu và tăng doanh số của doanh nghiệp trong tương lai. Ảnh hưởng từ biến động của nền kinh tế, sự cạnh tranh gay gắt của thị trường là những nguyên nhân đưa doanh nghiệp đến quyết định kinh doanh không lợi nhuận, chấp nhận hòa vốn hoặc thậm chí thua lỗ.  Đó là lúc các CEO đối mặt với những  khó khăn.

Chương trình “Chìa khoá thành công – CEO” với chủ đề "Kinh doanh hòa vốn - đúng hay sai" phát sóng và lúc 21h15, thứ tư ngày 25/11/2009 sẽ hé hộ thêm một thử thách mà các CEO phải đối mặt và cùng họ tìm lời giải cho bài toán này. Mời các bạn tham gia và bình chọn cho CEO xuất sắc của chương trình để tìm cơ hội  nhận giải thưởng 5 triệu đồng.

(Theo chìa khoá thành công)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Thị trường “xám” - Nguy cơ mới của sản xuất ĐTDĐ
  • Google tung ra quảng cáo trực tuyến DoubleClick
  • “Siêu thị Internet” toàn cầu lên ngôi
  • YouTube - Làm việc ảo, kiếm tiền thật
  • Cuộc chiến giành tài sản của nữ tỷ phú giàu nhất châu Á: Nữ hoàng và…thái giám?
  • VMware: Mối đe dọa mới đối với Microsoft
  • Ký kết hợp đồng: Chào hàng bằng hành vi
  • 2014: Tỷ lệ sử dụng 3G tại Châu Á – Thái Bình Dương đạt 40%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com