Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mối lương duyên Fiat và Chrysler vẫn trắc trở

Sau gần một năm nằm dưới sự bảo trợ của chính phủ Mỹ, Chrysler vẫn chưa bắt kịp được xu hướng tăng doanh số bán xe và các nhà phân tích đang đặt ra nhiều câu hỏi liệu hãng xe Italia Fiat có thể vực dậy đối tác của họ.

Chủ tịch Fiat Luca Cordero di Montezemolo (giữa), cùng giám đốc điều hành Sergio Marchionne (trái) và phó chủ tịch John Elkann, trong cuộc họp báo tại Turin, Italy, hôm 20-4. Ảnh Getty Images 

Một vài câu hỏi có thể được trả lời trong tuần này khi Chrysler công bố báo cáo tài chính sau khi nộp đơn xin bảo hộ phá sản, còn bên kia bờ Đại Tây Dương, ở đất nước hình chiếc ủng, Fiat đưa ra chiến lược tại Italia lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu mối lương duyên với Chrysler trong năm ngoái.

Chrysler được kỳ vọng sẽ chứng minh được lợi ích của việc cắt giảm chi phí như đã cam kết và lượng tiền mặt thực tế tiết kiệm được khi báo cáo tài chính của hãng được công bố với đầy đủ số liệu kế toán về tình hình hoạt động kinh doanh kể từ khi được bảo hộ phá sản trong tháng 6 - 2009.

Nhưng có lẽ còn nhiều câu hỏi về chiến lược xoay chuyển tình thế của giám đốc điều hành (CEO) (của cả Fiat và Chrysler) Sergio Marchionne.

Giới phân tích băn khoăn, liệu Fiat có thể ngăn đà suy giảm doanh số và lấp đầy các dây chuyền sản xuất, và liệu Fiat có thể thành công khi các đối tác trước đó của Chrysler (Daimler AG và quỹ đầu tư Cerberus) đã phải rút lui vì thua lỗ.

"Chrysler bị chỉ trích hàng tháng mỗi khi mọi người nhìn vào bản thống kê doanh số (bán xe tại Mỹ). Với sự phục hồi từ đầu năm nay, hầu hết các hãng xe lớn đều đạt kết quả khả quan, trong khi Chrysler vẫn bị tụt lại" - ông Logan Robinson, giáo sư thuộc trường Đai học Luật Detroit Mercy, một cựu nhân sự cấp cao của Chrysler, nói.

"Họ vẫn có tình hình tài chính khá mạnh nhờ sự hỗ trợ của chính phủ, nên tôi nghĩ họ có thể chấp nhận hoàn cảnh này trong vài tháng tới, nhưng về lâu dài sẽ không ổn" - ông Robinson cho biết thêm.

Chrysler là hãng xe lớn duy nhất đạt doanh số thấp tại thị trường Mỹ trong quý đầu năm nay, giảm 5% so với cùng kỳ 2009, trong khi toàn thị trường tăng 16%. Hậu quả là, thị phần trong ba tháng của Chrysler tại Mỹ giảm còn 9,2% từ 11,2% cùng kỳ năm ngoái.

Chrysler gặp khó trong bối cảnh "bạn đồng hành" cùng phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản, General Motors, đạt mức tăng 17% doanh số bán xe tại Mỹ trong ba tháng đầu năm nay.

"Những số liệu này thể hiện sự hạn chế trong chiến lược đầu tư của Chrysler. Nó không liên quan đến cắt giảm chi phí hay gì cả, đơn giản là vấn đề sản phẩm" - ông Oliver Hazimeh, chuyên gia từ hãng kiểm toán PRTM, nhận định.

Các chuyên gia cũng cảnh báo Chrysler không còn nhiều thời gian để điều chỉnh lại hoạt động để tìm kiếm sự phục hồi.

"Chrysler tin rằng, họ chỉ cần ngồi đợi sản phẩm từ Fiat và mọi thứ sẽ thay đổi nhưng điều đó thật không dễ dàng", giáo sư Robinson nói.

Chrysler dự tính dựa vào khoảng 12 mẫu mới phát triển dựa trên cơ sở gầm bệ của Fiat cho tới năm 2014 để vựa dậy dây chuyền sản xuất xe tải hạng nặng đã trở nên già cỗi. Và dự tính vào năm 2014, 56% sản phẩm của hãng được phát triển từ khung gầm của Fiat.

Fiat 500

Nhưng mẫu đầu tiên từ Fiat - mẫu xe cỡ nhỏ Fiat 500 - khó có mặt tại thị trường Mỹ trước tháng 12 năm nay.

"Đó là một chiếc xe đáng yêu, sẽ có nhiều người bỏ tiền ra mua nhưng tôi không nghĩ tình thế sẽ thay đổi", ông Hazimeh từ PRTM nói.

(Theo Nam Hoài // Tienphong Online // AP // Reuters)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Đại gia xe Hàn hốt bạc kỷ lục
  • GM trả nợ Mỹ và Canada gần 6 tỷ USD
  • Đầu tư mạo hiểm - Mạo hiểm chẳng đến đâu?
  • Sống nhờ cải tiến và ứng dụng
  • Nghiên cứu khách hàng bằng công nghệ
  • Năm 2009 lợi nhuận của hãng San Miguel tăng 199%
  • Liên kết để giảm giá
  • Nhật ký khủng hoảng của Toyota
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com