Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Toyota đã đánh mất vị trí của mình như thế nào?

Một yếu tố góp phần quan trọng vào thành công của Toyota chính là vai trò của kỹ sư trưởng hay còn gọi là shusa. Không giống như vai trò của kỹ sư trưởng của GM hay Ford chỉ phối hợp khi cần thiết, shusa của Toyota có toàn trách nhiệm đối với sản phẩm xe hơi, bắt đầu từ ý tưởng, đôi khi còn kéo dài đến hết vòng đời bán hàng của sản phẩm.

Ngoài việc ra quyết định, shusa còn chịu trách nhiệm về thành công trong hoạt động kinh doanh. Shusa là người xác định xu hướng của thị trường đối với dòng xe hơi và chịu trách nhiệm đáp ứng các mục tiêu về giá cả, trọng lượng, mẫu mã và chất lượng.

Trong bộ máy của Toyota, tổng cộng hiện có 38 shusa rất được tôn trọng và được cho là gần như nắm mọi quyền lực trong tay. Tuy nhiên, tất cả các shusa đều phải chịu sức ép trong suốt giai đoạn cựu chủ tịch Katsuaki Watanabe cầm quyền từ năm 2005-2009. Để tăng lợi nhuận, cựu chủ tịch Watanabe đã gây áp lực buộc các shusa phải cắt giảm chi phí một cách mạnh tay. Họ buộc phải làm điều đó ngay cả khi rất nhiều khách hàng mua xe ở cách xa hàng nghìn dặm tại các thị trường nước ngoài. Bởi vậy, ngay cả khi họ cắt giảm chi phí rất lớn, nhưng những thông tin phản hồi lại không nhanh chóng đến được với họ.

Khi khách hàng của Toyota bắt đầu đặt ra các câu hỏi về chất lượng các dòng xe của hãng, dù vì lý do vận hành không an toàn hay giá thành có vẻ rẻ hơn, thì Toyota vẫn bỏ ngoài tai những lời phàn nàn của khách hàng và trì hoãn việc tìm ra các giải pháp để khắc phục. Một số Giám đốc điều hành hiện nay hoặc trước đây của chi nhánh Toyota tại Mỹ tin rằng, các shusa có trách nhiệm bảo vệ cho công ty. Họ cho rằng, shusa đã cố tình trả lời chệch hướng các câu hỏi về chất lượng và miễn cưỡng đưa các vấn đề của công ty để trình lên cấp lãnh đạo tối cao do sợ mất danh dự.

Hiện tại, Toyota đứng thứ 5 trong danh sách Fortune Global 500, với doanh thu đạt 204,1 tỷ USD. Tuy nhiên, danh tiếng của hãng đã bị tổn hại khi phải đối mặt với những khiếu nại về độ an toàn của xe.

Trong vòng 12 tháng qua, Toyota đã phải thu hồi hàng loạt các dòng xe do lỗi động cơ có thể khiến xe ô tô đang chạy bỗng dừng đột ngột. Toyota đã phản hồi lại những khiếu nại bằng việc chỉ định một trưởng phòng kiểm định chất lượng và thành lập một ban xử lý các vấn đề về an toàn, tái cấu trúc lại hệ thống báo cáo tại Mỹ để tiện liên lạc nhằm giải quyết các vấn đề bất ổn kịp thời hơn. Tuy nhiên sự thay đổi này chỉ mang tính hình thức. Chủ tịch hiện tại của hãng là ông Akio Toyoda, cháu trai của người sáng lập tập đoàn Toyota, chỉ thay đổi không đáng kể về cơ cấu hoạt động của tập đòan, khiến cho vấn đề về chất lượng không thể tháo gỡ được.

Phát biểu trên tạp chí Fortune, chủ tịch hãng ông Toyoda khăng khăng cho rằng, điều cần thiết đối với công ty hiện nay không phải sự thay đổi về cơ cấu tổ chức mà là về những nguyên tắc cơ bản.

Không có sự thay đổi sâu sắc, hoạt động của Toyota sẽ tiếp tục bị coi là một bộ máy cồng kềnh khổng lồ của Nhật Bản chỉ muốn bảo vệ vị trí an toàn của mình. Toyota có thể rút ra bài học từ hãng xe hơi General Motors cách đây 30 năm, khi đó, GM có vị trí vượt trội trên thị trường xe hơi, nhưng chính văn hóa điều hành quá cứng rắn và kiêu ngạo đã khiến hãng thậm chí đi đến con đường phá sản.

(vitinfo)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Xây dựng thương hiệu điểm đến MICE
  • Hàng Việt nhìn từ cái áo sơmi nam
  • Cách định dạng và xuất bản sách để bán trên Amazon.com
  • Sony sẽ thách thức Apple ở Nhật Bản
  • Lấy tài tạo thế
  • Đổi mới mô hình tăng trưởng
  • Cuộc chiến giá cước: Bài học từ các quốc gia ASEAN
  • Giải cứu “con tàu khổng lồ” Vinashin - Bài 1: Suýt đắm với khoản nợ 80 nghìn tỷ đồng.
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com