Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sức mạnh “kiềng 3 chân”

Xây dựng quan hệ lao động tốt là yếu tố quyết định sự cạnh tranh của DN

Có thể nói, tình hình tranh chấp lao động giữa công nhân và giới chủ tại một số công ty có vốn nước ngoài thời gian qua đã có phần lắng dịu. Tuy nhiên, đằng sau những con số tăng trưởng của doanh nghiệp, vấn đề phát triển nguồn nhân lực và đảm bảo hài hoà trong quan hệ lao động sắp tới cần được đặt lên hàng đầu.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân sâu xa của những vụ chanh trấp lao động hay đình công đều xuất phát từ tiền lương và chế độ đối với lao động, nhất là đối với các ngành thu hút nhiều lao động như da giày, dệt may...

Chăm ngọn, quên gốc

Giám đốc Cty May Hưng Yên cho rằng, sau nhiều vụ đình công xảy ra tại các KCN, CCN, các DN cũng đã chú tâm hơn đến mức lương dành cho người lao động của mình trong công cuộc giành giật nhân lực giữa các DN cùng ngành. Tuy nhiên, theo vị giám đốc này, lương chưa phải là yếu tố hàng đầu, mà chỉ là “phần ngọn”. Bởi cuộc sống người lao động trước tiên là gắn với nhà ở - “an cư, lạc nghiệp” và các công trình phúc lợi– đây chính là cái gốc mà nhiều DN hiện nay chưa đáp ứng hoặc chưa có khả năng đáp ứng cần quan tâm. Vấn đề này chúng ta nên học Trung Quốc, tức là đã mở KCN thì phải kèm theo xây dựng chỗ ở cho người lao động, nhà trẻ, trường học, trạm xá...

Tình trạng đình công trong các ngành dệt may và da giày với trên 7% lực lượng lao động và đóng góp khoảng 22% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước sẽ hạn chế bởi sự tham gia của Đại diện giới sử dụng lao động và Hội đồng người sử dụng lao động tại các địa phương.

Tuy nhiên, thực tế cũng có nhiều DN không thể lo được việc này vì kinh phí. Hiện, mặc dù Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ cho hoạt động xây dựng nhà cho người thu nhập thấp, cho công nhân khu công nghiệp nhưng những “dự án” có hình hài dường như vẫn còn lèo tèo. Cái khó nhất theo các DN là mặt bằng, đất đai, bởi ngay đất cho xây dựng nhà xưởng, đầu tư sản xuất đối với DN, đặc biệt là các DNNVV cũng còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi cả nước hiện mới có 1 KCN phụ trợ Nam Hà Nội đã gần lấp kín. Theo các chuyên gia, Nhà nước cần có hỗ trợ để DN và Nhà nước cùng làm, có sự hỗ trợ cụ thể tạo thuận lợi bằng cách giao mặt bằng cho DN để họ lo xây dựng nhà ở cho người lao động. Điều này sẽ mang lại lợi ích lâu dài không chỉ ổn định nguồn lao động của DN mà đảm bảo đời sống an sinh xã hội nói chung.

Những bước đi tiên phong

Ông Phùng Quang Huy - Trưởng văn phòng giới sử dụng lao động VCCI cho biết, sau Hưng Yên, Hải Dương, tới đây Bắc Giang sẽ là địa phương tiếp theo thành lập Đại diện giới sử dụng lao động và Hội đồng người sử dụng lao động tại địa phương. Điều này sẽ là bước đi sâu sát hơn nhằm phát triển hài hòa quan hệ lao động.

Theo ông Huy, không phải ngẫu nhiên mà những địa phương này lại đi đầu trong hoạt động thành lập Đại diện giới sử dụng lao động và Hội đồng người sử dụng lao động tại địa phương, mà bởi đây đều là những tỉnh chuyển đổi nhanh từ nông nghiệp sang công nghiệp, phát triển mạnh khu công nghiệp, CCN trong những năm gần đây, thu hút một lực lượng lớn DN, trong đó đông DN nữ - là những đối tượng “nhạy cảm” với các chế độ, chính sách của DN.

Ông Huy cho rằng, việc xây dựng thiết chế quan hệ lao động đồng bộ ở các cấp sẽ tăng sức mạnh cho mô hình ba bên (đại diện cơ quan quản lý nhà nước về lao động, Tổng liên đoàn Lao động VN và VCCI đại diện cho giới sử dụng lao động) sẽ góp phần giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động được hiệu quả hơn. Đây chính là sức mạnh chân kiềng giúp các DN VN phát triển ổn định, bền vững, và đặc biệt nâng cao năng lực cũng như tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng, trong con mắt các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
 
Ông Jack Lin - Phụ trách nhân sự Cty MITAC :

Cty đầu tư tại VN từ năm 2006, liên tục gặp phải hiện tượng bãi công. Khi mới đến, do chưa hiểu đặc tính của người VN, nên giữa công nhân và giới chủ chưa thực sự hiểu nhau nên thường xuyên xảy ra bãi công. Tuy nhiên, do có cơ chế đối thoại tốt, cải thiện quan hệ lao động (QHLĐ) trong DN nên thời gian qua chuyện đình công, bãi công ở DN này đã giảm hẳn. Tuy nhiên, để có thể giảm thiểu đình công, mong chính quyền các địa phương hỗ trợ để giúp quan hệ lao động trong DN được tốt hơn.

Ông Steve Chu - Phó GĐ Cty Sao Vàng VN :

Đa số bãi công hiện nay trong các DN là bất hợp pháp, từ góc độ của người lao động họ đều biết là phi pháp. Điều đáng nói là cách phối hợp xử lý của các địa phương hiện chưa hợp lý, bãi công bất hợp pháp xảy ra nhiều. Người lao động VN rất thông minh nhưng họ dễ bị lôi kéo, lợi dụng. Chính vì vậy, rất cần sự phối hợp của chính quyền, đại diện giới chủ cùng công đoàn để giúp các bên hiểu nhau hơn.

Ông Tăng Văn Hấn - Phó Tổng thư ký, Hiệp hội Dệt may :

Dù thỏa ước lao động ngành dệt may đã được ký kết từ tháng 4 năm 2010, được lấy ý kiến 130 doanh nghiệp ngành Dệt may, trong đó 69 doanh nghiệp và 90.266 người lao động đã đồng ý tham gia ký kết nhưng kinh nghiệm các nước phát triển cho thấy đối thoại thường xuyên, hai chiều giữa NSDLĐ và NLĐ là yếu tố quyết định trong việc xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, hài hoà tại DN. Bản thân quan hệ lao động, bên trong đã gắn chặt các vấn đề về tiền lương, chi phí DN... nên tạo dựng một quan hệ lao động tốt là tạo ra nguồn lực cho sự phát triển của DN.

(Theo Phương Thảo // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Từ thương trường đến chính trường
  • Cạnh tranh trên chiếc điện thoại thông minh
  • Google mở rộng kinh doanh tại thị trường Canada
  • Facebook thu nhập hơn 1 tỷ USD từ quảng cáo
  • Những thú chơi xa xỉ ở giới siêu giàu
  • Dân Trung Quốc mua đủ thứ trên mạng
  • Công bố 200 thương hiệu đạt giải Sao Vàng đất Việt
  • General Motors sống sót trở lại
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com