Không thể chối cãi, kết quả xếp hạng chính là động lực chính để sinh viên các trường kinh doanh cạnh tranh với nhau. Về bản chất, đó không phải là điều xấu; áp lực thị trường đòi hỏi hiệu trưởng phải cải tiến chương trình học và phương pháp giảng dạy. Và chỉ những hiệu trưởng nào dám thử nghiệm chương trình mới sẽ cải thiện thứ hạng trong dài hạn.
Thay đổi chương trình học là một công việc khó khăn; nó đòi hỏi sự hợp tác từ mỗi thành viên trong toàn khoa và cần nhiều thời gian để thấy được kết quả. Thật ra, những thay đổi như thế thường khiến sinh viên bức xúc và tình trạng này kéo dài cho đến khi các giáo sư quen dần và bớt căng thẳng về chương trình mới.
Do đó, nhiều hiệu trưởng chọn cách tập trung vào việc gây ảnh hưởng lên các phương pháp xếp hạng nhằm nhanh chóng nâng cao vị trí của trường. Chẳng hạn, những sinh viên MBA khóa ngắn hạn sẽ đạt được mức lương khởi điểm cao hơn, nên nếu trường kinh doanh nhận sinh viên đã có kinh nghiệm làm việc lâu hơn, thứ hạng của nó sẽ tự động gia tăng. Không phải ngẫu nhiên mà độ tuổi trung bình của sinh viên nhập học tại các trường kinh doanh liên tục gia tăng trong thập niên 1990 bởi các trường này săn đón những ứng cử viên đã có nhiều kinh nghiệm làm việc.
Thứ hạng cũng được nâng lên khi sinh viên từ các trường kinh doanh làm việc trong các lĩnh vực trả lương cao. Đây cũng là động cơ để đẩy mạnh chương trình giảng dạy dành cho sinh viên muốn làm việc trong các lĩnh vực như tư vấn và dịch vụ tài chính.
Sau cùng, thay vì đầu tư tiền của vào đào tạo nhân lực tại các khoa, hiệu trưởng có thể thuê các chuyên gia tư vấn từ bên ngoài để giúp sinh viên thể hiện tốt hơn trong lúc phỏng vấn, nhờ đó mỗi sinh viên nhận được nhiều thư mời làm việc hơn, một yếu tố góp phần nâng cao thứ hạng.
Ảnh: blogspot.com |
Xét ở bề nổi, không có gì sai trái khi tuyển chọn những sinh viên có nhiều kinh nghiệm và giúp những sinh viên sắp tốt nghiệp đạt được mức lương khởi điểm cao. Tuy nhiên, khi các trường kinh doanh chỉ đầu tư vào những động lực ngắn hạn, họ không tránh khỏi việc sử dụng thứ hạng và lương khởi điểm như nhân tố trung tâm của hoạt động marketing.
Cứ theo quy trình này, họ ngày càng đề cao và dành quá nhiều tầm quan trọng cho những yếu tố đó. Họ cũng hợp thức hóa các tuyên bố của sinh viên rằng mục tiêu trọng tâm của trường là giúp họ có được công việc trả lương cao.
Tôi không hề phản đối bất kỳ ai theo đuổi một nghề nghiệp mang đến thu nhập cao cho họ nhưng tôi kịch liệt phản đối bản chất của việc xếp hạng vốn sẽ hợp thức hóa cái nhìn thiển cận của nhiều trường kinh doanh nhằm đạt những mục tiêu ngắn hạn.
Tệ hơn, những thứ hạng ấy dần hủy hoại sự tập trung vào chuyên môn. Một công việc sẽ trở thành một nghề chỉ khi nào các điều kiện lý tưởng như vô tư, không gây hại, hoặc phục vụ cho lợi ích của ngày càng nhiều người, được thấm nhuần trong tư cách đạo đức của những người làm công việc đó.
Cũng tương tự như thế, một trường muốn trở thành một trường đào tạo nghề chuyên nghiệp chỉ khi nó truyền được những phẩm chất lý tưởng đó cho sinh viên. Một trường kinh doanh thực hiện điều đó hiệu quả khi khiến sinh viên phải tự hỏi “Vì sao tôi muốn biến đổi thế giới này tốt đẹp hơn?” và cung cấp cho họ các kỹ năng, công cụ và giá trị để trả lời câu hỏi đó một cách có trách nhiệm.
Trường kinh doanh cũng nên giúp sinh viên nhận ra rằng trọng trách này không hề dễ dàng và nó đòi hỏi quá trình học tập không ngừng, hy sinh và quyết tâm. Nếu các sinh viên MBA có thể từng bước kiếm được nhiều khoản tiền to hơn, có là lý do để tiếp tục ăn mừng.
Tuy nhiên, cái cách mà các trường kinh doanh ngày nay đang cạnh tranh với nhau khiến sinh viên buộc phải tự hỏi rằng “Tôi cần làm gì để kiếm nhiều tiền nhất?” và phong cách giảng dạy của thầy cô trong khoa cho phép sinh viên xem nhẹ hậu quả đạo đức của hành động của mình. Khi đó, các trường kinh doanh cũng không hơn gì trường thương mại.
Trường thương mại thật ra không có gì sai cả. Tuy nhiên, bởi sinh viên MBA hiện nắm giữ những vị trí có trách nhiệm khổng lồ và ảnh hưởng rất lớn đến xã hội, và khả năng làm điều sai trái của họ cũng theo đó mà tăng lên – và nghiêm trọng hơn rất nhiều so với thiệt hại mà sinh viên được đào tạo từ các trường thương mại có thể gây ra.
Đó là lý do vì sao xã hội cảm thấy lo ngại nếu như các trường kinh doanh vẫn giảng dạy theo phương pháp khiến cho các sinh viên MBA tin rằng họ có thể làm công việc của mình mà không cần quan tâm đến nền tảng đạo đức khi ra quyết định, hay có thể lãnh đạo mà không cần quan tâm vào chi tiết.
Xã hội dù trao quyền tự quản cho các chuyên gia, nhưng nó cũng sẽ điều chỉnh và quản lý chặt nếu như nó nghĩ rằng họ không đáp ứng được các trách nhiệm và ràng buộc. Lấy ví dụ, vào thập niên 1970, do các bậc phụ huynh Mỹ đánh giá các hiệp hội quan tâm đến việc nâng cao quyền lợi của giáo viên hơn là cải tiến chất lượng giáo dục nên chính phủ phải can thiệp, điều chỉnh và hạn chế quyền hạn của giáo viên.
Dù yếu tố vi quản trị của kinh doanh trong chính quyền Mỹ là khó tránh khỏi nhưng nó không mang lại lợi ích gì trong hoàn cảnh hiện tại.
(Theo Hoàng Đăng// Joel M. Podolny//Tuần Việt Nam)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com