Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cần hướng nhiều vào thị trường trong nước

Yêu cầu của phát triển bền vững nó đòi hỏi phải đi theo đúng hướng, phải có sự ổn định. Các doanh nghiệp tồn tại trong một thời gian rất ngắn rồi đổ vỡ là do cái sự sai lầm trong chiến lược phát triển.

Xin giới thiệu bài viết của GS. TS. Vũ Hy Chương về chiến lược phát triển bền vững tại diễn đàn “Doanh Nghiệp & Phát triển”.

Dự kiến hình thành nên doanh nghiệp rồi phát triển doanh nghiệp như thế nào để đảm bảo cho sự phát triển doanh nghiệp thì người đưa ra dự kiến chiến lược đó phải có kiến thức và tầm nhìn.

Tôi thấy có 4 vấn đề như sau:

Thứ nhất xung quanh các vấn đề chiến lược thị trường:  doanh nghiệp nào cũng có.

Vừa rồi ông Vũ Khoan cũng có nói đến vấn đề thị trường trong nước thì tôi có một cái phản biện đó là thời gian vừa qua hầu hết các doanh nghiệp là để mắt tới thị trường xuất khẩu. Không phải là bỏ qua thị trường trong nước nhưng mà chúng ta để í tới cái thị trường trong nước chưa rộng. Nếu mà tính đến tỉ lệ thì có thể nói rằng là chưa được 50% so với cái đánh giá về việc phục vụ cho thị trường nước ngoài.

Chuyện đó là đúng hay sai, nó phụ thuộc vào sự quan tâm của doanh nghiệp. Có doanh nghiệp chủ yếu phục vụ để xuất khẩu nhưng mà còn rất nhiều doanh nghiệp phục vụ cho cả 2 khối trong đó thị trường trong nước là rất nhiều. Nhưng chúng ta thấy một điều bức xúc là rất nhiều nhu cầu của nhân dân. Với lượng dân số lớn, bao nhiêu nhu cầu tiêu dùng ấy gần như không phải do các doanh nghiệp trong nước chúng ta đáp ứng mà lại là sản phẩm do các nước ngoài đưa vào.

Chúng ta thấy rằng hiện nay tràn lan các sản phẩm của trung quốc chất lượng cũng không phải là thấp, rồi là các sản phẩm Thái Lan. Như vậy, một điều chúng tôi sai lầm trong chiến lược phát triển phục vụ thị trường của các doanh nghiệp VN là chúng ta không phục vụ một cách đúng mức như cầu thị trường trong nước. Thị trường trong nước có số lượng rất lớn.

Thứ hai là sự đa dạng: đa dạng ở đây là đa dạng về mẫu mã và chất lượng sản phẩm vẫn được người tiêu dùng chấp nhận.

Nếu muốn hướng tới thị trường trong nước cần phải có chiến lược áp dụng công nghệ vào sản xuất, kèm theo đó là đổi mới sản phẩm. Không phải ai cũng như mình được mà các doanh nghiệp muốn tồn tại được trong thị trường và duy trì được sự tồn tại đó càng lâu càng tốt thì phải có sự đổi mới, sự đổi mới ấy phải có tác động tới chất lượng sản phẩm. Không phải là sản phẩm ra đời 5 năm, 10 năm, 20 năm, và cứ vĩnh viễn chỉ có cái mẫu mã như vậy mà nó cần có sự đỏi mới.

Như vậy có nghĩa là chiến lược phát triển sản phẩm phải đổi mới kèm theo đó là sự phát triển công nghệ.

Những năm vừa rồi theo khảo sát có khá nhiều doanh nghiệp rất mạnh dạn trong việc đầu tư nghiên cứu sản phẩm mẫu mã mới. Nhưng mà tỉ lệ không bao nhiêu. Ví dụ như dệt Thái Tuấn họ thực hiện nghiên cứu thực tế sản phẩm, chỉ 6 tháng họ ra 1 mẫu mã vải mới, như dược phẩm Traphaco cũng liên tục có các sản phẩm mới.

Việc đầu tư nghiên cứu của doanh nghiệp là rất cần thiết để nâng chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp lên.

Thứ 3 đó là vấn đề môi trường:

Các doanh nghiệp đã phát triển vừa qua rất quan tâm tới các hoạt động từ thiện nhân đạo nhưng mà có 1 cái là để gắn với bảo vệ môi trường thì phải có sự quan tâm hợp lý hơn.

Rút ra bài học từ thế giới người ta đã chỉ ra rằng, muốn đầu tư phát triển bền vững thì đồng thời ngoài đầu tư về cơ sở hạ tầng về khoa học công nghệ phải kèm theo là đầu tư về vấn đề xử lý môi trường do cái công nghệ tiên tiến đó gây ra.

Công nghệ thấp thì gây tổn hại nhiều, công nghệ hiện đại thì gây ít hơn nhưng mà công nghệ nào cũng đều gây ra các tổn hại cho môi trường. Cho nên đã đầu tư để phát triển kinh tế cần phải đầu tư vào công nghệ xử lý và bảo vệ môi trường. Đây là kinh nghiệm mà thế giới đã rút ra.

Theo thống kê mức đầu tư vào môi trường chiếm 30% tổng mức đầu tư phát triển kinh tế trong dự toán phát triển doanh nghiệp thì đừng chỉ nghĩ tới đầu tư phát triển kinh tế mà quên đi đầu tư phát triển về môi trường.

Vụ Vedan vừa rồi là một bài học xương máu, và rất nhiều các doanh nghiệp khác cũng đầu tư cho việc bảo vệ môi trường rất kém. Nếu như đã có những bài học từ thế giới như vậy chúng ta phải để ý ngay từ bước xây dựng chiến lược phát triển. Đầu tư phát triển kinh tế thì phải đầu tư cho môi trường đạt 30% dự toán.

Vấn đề thứ 4 đó là việc cạnh tranh:

Đã có cạnh tranh thì trong hoạt động kinh tế sẽ có doanh nghiệp phát triển và doanh nghiệp phá sản. Nhưng một điều mà tôi nghĩ nên điều chỉnh cho nó công bằng đó là sự hỗ trợ từ nhà nước. Với doanh nghiệp lớn có thể yên tâm hơn, nhưng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì gặp khó khăn. Hầu hết các doanh nghiệp của ta không chịu nổi sự canh tranh khốc liệt của thị trường kinh doanh bất bình đẳng hiện nay.

GS. TS Vũ Hy Chương

 

(tamnhin)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Ăn nên, làm ra nhờ tái chế “rác” điện tử
  • Học được gì qua thành công của thương hiệu Trung Quốc?
  • General Electric công bố lợi nhuận quý 3 vượt kỳ vọng
  • Dùng mạng Twitter, CLB Vip để 'kết thân' với khách hàng
  • Dịch vụ ít cạnh tranh hơn sản xuất
  • Tìm ra cơ hội đổi mới
  • Nói và Làm
  • Trở thành "ông chủ"
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com