Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nền kinh tế tế bào – quan điểm phát triển mới

Trong kinh doanh, khi một dạng thức đã trở nên lỗi thời, ngay lập tức, quy trình tái tạo sẽ hoạt động để hình thành nên một dạng thức mới thay thế. Các nhà kinh tế đã mô tả mô hình mới này bằng nhiều cách khác nhau, một trong số đó là sử dụng cấu trúc tế bào với nguồn nhân lực như một động lực phát triển kinh tế. Người ta gọi đó là học thuyết kinh tế tế bào.

Cuộc cách mạng về cách tư duy này đã diễn ra. Ở đâu đó, chúng ta đã nhìn thấy người ta chuyển từ phương thức kinh doanh chỉ dựa trên các giao dịch lỗi thời theo chiều dọc sang phương thức mới có tính luân chuyển. Ở phương thức mới, việc chia sẻ mọi nguồn lực chính là cách phát triển nền kinh tế theo chiều sâu.

Các nhà kinh tế đã mô tả mô hình mới này bằng nhiều cách khác nhau, một trong số đó là sử dụng cấu trúc tế bào với nguồn nhân lực như một động lực phát triển kinh tế. Người ta gọi đó là học thuyết kinh tế tế bào.

Cấu trúc tế bào và công việc kinh doanh có mối liên hệ nào với nhau? Coi việc các tế bào cứ phát triển không ngừng nghỉ theo cấp số nhân là một dạng thức ung thư. Chúng ta đều hiểu rằng sự phát triển không ngừng của các tế bào ung thư trong cơ thể hoàn toàn không tốt cho việc duy trì sự sống. Trong kinh doanh cũng vậy, sự phát triển quá đỗi chưa chắc bảo đảm sự bền vững như mong muốn.

Tuy nhiên, nền kinh tế hiện giờ dường như đang phát triển không có điểm dừng. Với mô hình hiện tại, chúng ta không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc đón nhận sự đình trệ để đi đến lụi tàn của nền kinh tế. Ở mọi cấp độ của nền kinh tế: từ kinh tế vĩ mô, vi mô cho tới kinh tế công ty và công cộng, tất cả đều theo đuổi đà phát triển bằng mọi giá.

Mỗi cơ thể đều có những tế bào mới phát triển và những tế bào cũ chết đi. Những tế bào mới phát triển thay thế cho những tế bào đã bị tiêu diệt. Ảnh: Corbis

Trong khi đó, nền kinh tế tế bào gợi mở một hướng phát triển hoàn toàn khác với tăng trưởng theo chiều dọc: đó là tăng trưởng có tính luân chuyển. Mỗi cơ thể đều có những tế bào mới phát triển và những tế bào cũ chết đi. Những tế bào mới phát triển thay thế cho những tế bào đã bị tiêu diệt. Cứ vậy, vòng phát triển cứ luân chuyển mãi. Chúng ta tồn tại nhờ quá trình tái tạo. Trong kinh doanh, khi một dạng thức đã trở nên lỗi thời, ngay lập tức, quy trình tái tạo hình thành nên một dạng thức mới thay thế. Sự phát triển như vậy không hề thay đổi quy mô của nền kinh tế.

Ở đây, người ta không coi tăng trưởng là sản phẩm phụ của một chu kỳ phát triển mà là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế. Tăng trưởng được xem như một trong số các giai đoạn phát triển không thể thiếu của toàn bộ chu trình phát triển. Thay vì phát triển theo chiều rộng, các công ty sẽ chú trọng phát triển theo chiều sâu bằng việc nâng cao năng lực, chất lượng trong quá trình xử lý công việc và những thành quả đem lại cho khách hàng. Khi một mô hình mới ra đời thì các mô hình cũ sẽ bị thay thế. Cũng giống như tế bào, sự phát triển giờ đây đóng vai trò tái tạo: những khâu, những mảng cần thay thế sẽ được thay thế, liên tục cắt giảm lãng phí và cải thiện xã hội.

Ví dụ, một nhà máy bia tại Ấn Độ đã áp dụng hết sức thành công tư duy nền kinh tế tế bào vào quá trình sản xuất mà không cần phải sản xuất hay bán thêm nhiều bia. Họ đã dùng chính vỏ thóc và vụn tấm từ quá trình sản xuất bia để sản xuất phân bón và năng lượng sinh học. Việc tạo ra hai thành phẩm mới từ những gì đã có của một công đoạn sản xuất chính là minh chứng về việc hạ giá thành sản xuất và tối đa hoá công dụng của các sản phẩm đầu vào.

Công ty đồ gỗ KATIKA của Thuỵ Sĩ đang tích cực trồng lại nhiều hơn số cây họ đã khai thác. Họ tái đầu tư một phần lợi nhuận thu được từ công việc kinh doanh hiện giờ vào trồng rừng nhằm đảm bảo luôn có đủ nguồn cung nguyên liệu về sau này. Trước mắt, công tác trồng rừng sẽ tạo thêm nhiều việc làm mới cho người dân địa phương cùng nhiều lợi ích lâu dài khác (chẳng hạn như: tạo môi trường sinh thái tự nhiên, giảm lượng khí CO2) đồng thời còn góp phần nâng cao giá trị của những vùng đất trước kia từng có giá trị bị giảm sút.

Trong nền kinh tế tế bào, mọi phương thức chủ chốt đều thay đổi. Người ta chú trọng nhiều hơn đến khả năng tái tạo của GDP thay vì mức tăng trưởng GDP thông thường. Tăng trưởng chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó có tính bền vững.

Thay đổi căn bản nhất của trong nền kinh tế tế bào chính là vai trò của các giao dịch sẽ dần bị lu mờ. Hiện nay, về căn bản, người ta vẫn đinh giá giá trị kinh tế dựa trên giá trị của các giao dịch. Chính vì thế, để phát triển (thậm chí là để tồn tại), chúng ta phải liên tục giao dịch, liên tục tiêu thụ bất kể quá trình đó có gây lãng phí đến đâu bởi thành công vẫn được hiểu là khả năng thực hiện càng nhiều giao dịch càng tốt. Lối suy nghĩ này khiến chúng ta bị luẩn quẩn trong mớ lý thuyết phát triển theo chiều dọc - vốn chỉ chú trọng tới tốc độ tăng trưởng mà không tính đến chất lượng tăng trưởng.

May mắn sao, Internet đã góp phần giảm bớt nhiều khâu giao dịch trong nền kinh tế. Bởi nó góp phần giảm thiểu chi phí cho việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ nên lợi ích của nó rõ ràng vượt trội hơn hẳn các giao dịch đời thường.

Chẳng hạn, trong ngành xuất bản phẩm, qua Internet, chi phí độc giả phải bỏ ra để tiếp cận thông tin đã giảm rất nhiều trong khi đó nguồn lực lại được nhân lên nhiều lần. Điều này cũng đúng với nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác như: âm nhạc, các ngành đòi hỏi sự sáng tạo, phương thức cho vay quy mô nhỏ so với hình thức ngân hàng truyền thống, ngành thời trang hay bán lẻ. Bất kỳ nơi đâu có sự xuất hiện của trung gian giữa nguồn tài nguyên thiên nhiên và người tiêu dùng cuối cùng, Internet đều có khả năng loại bỏ hoàn toàn vai trò của những khâu không cần thiết này.

Nhờ bỏ qua các khâu giao dịch trung gian và các nhánh phân phối truyền thống, xã hộ đang hưởng lợi ngày càng nhiều khi được tiếp cận trực tiếp tới những hàng hoá đặc biệt từ tin tức cho tới chất đốt.

Một loạt các mối quan hệ, một hệ thống tế bào có tính luân chuyển phát triển lấy cơ chế chia sẻ mang tính hợp tác trở thành chuẩn mực. Giá trị có từ các mối quan hệ chứ không thông qua các giao dịch. Có thể, thay vì mua và bán nhiều vô kể chỉ để đảm bảo tăng tốc độ phát triển, xã hội sẽ chú trọng nhiều hơn tới mô hình phát triển mang tính hợp tác và dựa trên khả năng tái tạo giá trị cho cộng đồng.

Nền kinh tế dựa trên sự chia sẻ này sẽ tuỳ thuộc rất nhiều vào khả năng đóng góp nguồn lực của cá nhân, một thị trường tự do, và một sự phân chia quyền lợi công bằng mới có thể đạt đến sự bền vững. Mỗi khi nền kinh tế có dấu hiệu đầu tư lãng phí vào những lĩnh vực không thể sinh lời, mô hình tái tạo giá trị sẽ kìm hãm lại và chúng ta không còn phải đối mặt với những thứ dù biết rõ là không cần nhưng cũng thể từ bỏ. Không còn nữa những bao gói lãng phí, các khẩu phẩn ăn cỡ lớn, các tờ báo gây độc hại môi trường.

Cuối cùng, trong nền kinh tế có khả năng tái tạo, chúng ta cần phải chú trọng cải thiện không ngừng nghỉ thay vì chỉ quan tâm tới mở rộng quy mô trong khi chất lượng của các giao dịch và của thị trường lại rất thấp. Hãy coi đây như một nền kinh tế hợp tác. Đó là mô hình chúng ta luôn muốn hướng đến nhưng chưa bao giờ biến nó thành hiện thực.

Nếu những gì các chuyên gia đã nói là đúng và chúng ta thực sự muốn tìm ra lối sống bền vững và các vị thống đống ngân hàng hoàn toàn đúng khi nói rằng chúng ta phải tự lực cánh sinh và điều các nhà công nghệ nói về hệ thống hợp tác sẽ trở thành tương lai của chúng ta là đúng thì cuộc cách mạng học thuyết kinh tế tiếp theo chắc chắn sẽ hướng tới một hệ thống gắn với thiên nhiên và cuộc sống đời thường hơn.

Chúng ta đang dần hướng đến một thế giới mà các giao dịch hoàn toàn miễn phí và diễn ra ngay tức thì mỗi khi nhu cầu nảy sinh. Rồi đây, các giao dịch không đủ để duy trì một nền kinh tế. Chúng ta nhận ra rằng mọi hệ thống đều vận hành giống hệ thống sinh học và ngay cả nền kinh tế của chúng ta cũng vậy. Kinh doanh nhưng lại chỉ biết đến tăng trưởng bằng mọi giá là mù quáng.

Đã đến lúc áp dụng lối tư duy mới này bằng nhiều phương thức khác nhau vào tình hình hiện tại.

(Theo Như Nguyệt//Stan Stalnaker//Tuần Việt Nam)

  • Bài học từ khủng hoảng
  • Nền kinh tế thương hiệu
  • Tái cấu trúc nền kinh tế (phân II)
  • Tái cấu trúc nền kinh tế (phân 1)
  • Làm thế nào để giữ vững niềm tin trong cuộc khủng hoảng?
  • Hiện tượng co cụm trong kinh tế
  • Khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng trong kinh tế (học)
  • Nước Mỹ nhìn lại cuộc Đại khủng hoảng 1930
  • "Người khổng lồ" về chính trị học không còn "đụng độ"...
  • Từ GDP đến GPI
  • Kinh tế thị trường là gì? (9): Chính phủ trong nền kinh tế thị trường - phần2
  • Kinh tế thị trường là gì? (8): Chính phủ trong nền kinh tế thị trường - phần 1
  • Những vũ khí bí mật trong chiến tranh kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com