Hiệp hội biên kịch Mỹ đã có một cuộc đình công nhằm buộc các hãng sản xuất phải có một thoả thuận có lợi cho cả hai bên và cuộc đình công đã có tác động rất lớn đối với nền công nghiệp giải trí. Vậy để một cuộc đàm phán thành công bạn cần những yếu tố nào? Hãy cùng Danny Ertel và Mark Gordon xem xét vấn đề này qua chuyên mục Harvad’s của chúng tôi.
Cuộc đình công của Hiệp hội biên kịch Mỹ (Writers Guild of America - WGA) đã khép lại và chúng ta lại tiếp tục được thưởng thức các phần mới của những chương trình mà chúng ta yêu thích.
Ngày 2/11/2007, Hiệp hội biên kịch Mỹ (Writer Guild of America - WGA) đã gửi thông báo đến tất cả các thành viên ngừng mọi hoạt động sáng tác kịch bản. Cuộc đình công đã chính thức bắt đầu từ ngày 5/11/2007 với sự tham gia của 12.000 nhà biên kịch. |
Theo tường trình, cuộc đình công kéo dài 100 ngày đã gây thiệt hại to lớn, ước tính tổn thất lên đến con số 3 tỷ USD.
Câu hỏi đặt ra là: “Điều đó liệu có đáng không?” Sự thỏa thuận đạt được liệu có xứng với cái giá mà mỗi bên phải trả trong suốt quá trình xảy ra cuộc đình công hay không?
Đây là vấn đề đáng xem xét sau bất kỳ cuộc đàm phán hay tranh luận hoà giải nào.
Chúng ta không phải là những người thuộc về nền công nghiệp giải trí. Vì thế, chúng ta không thể hiểu tường tận mọi lẽ và cũng sẽ không có được tất cả những câu trả lời.
Nhưng chúng ta có thể đưa ra được một số câu hỏi hay để tìm hiểu về thỏa thuận trên. Đáp án của những câu hỏi này rốt cuộc có giúp ích được gì cho chúng ta hay không, đó mới là vấn đề.
Sau khi bản hợp đồng được ký kết sẽ tạo ra điều khác biệt cụ thể nào?
Chúng ta biết rằng Hiệp hội biên kịch Mỹ nhận được sự nhượng bộ lớn từ Hãng phim Alliance và các nhà sản xuất truyền hình theo hình thức phần dư của một vài tác phẩm được trình chiếu trên mạng.
Tuy nhiên, các hãng phim lại không thanh toán cho bất kỳ nội dung nào trình chiếu trong vòng 24 ngày sau khi bản hợp đồng có hiệu lực. Bao nhiêu tiền bị trôi tuột qua kẽ hở to lớn này, nhất là nếu các hãng còn thực hiện chiến lược tiếp thị và phân phối quanh bộ phim?
Đàm phán để đưa ra một bản hợp đồng |
Thỏa thuận cuối cùng được đưa ra, trong hai năm đầu của bản hợp đồng, các nhà biên kịch được trả nhiều nhất khoảng 1200 USD cho mỗi chương trình phát sóng và đến năm thứ 3 họ được trả thêm 2% trong tổng doanh thu mà nhà phân phối kiếm được. Càng đến gần thời hạn kết thúc hợp đồng, các hãng phim sẽ cắt bỏ khoản chi phí trên còn bao nhiêu?
Bản hợp đồng có đòi hỏi những người trong cuộc bắt tay thiện chí cùng nhau đổi mới, giải quyết triệt để những vấn đề còn bỏ ngỏ, hay tính toán sòng phẳng, thực hiện đầy đủ thỏa thuận?
Lịch sử của các nhà biên kịch và nhà sản xuất không mang lại cho chúng ta cảm giác lạc quan tin tưởng về điều này.
Sự thù địch và gay gắt trong cuộc đình công này có thể xuất phát từ tổn thương mà các nhà biên kịch đã gánh chịu trong cuộc đình công 153 ngày vào năm 1988.
Đình công liệu có phải là |
Họ đã thất bại trong việc cố gắng đạt được phần lớn hơn của miếng bánh lợi nhuận DVD trong thời đại kỷ nguyên “phương tiện truyền thông mới” tại thời điểm đó.
Khi bản hợp đồng ba năm kết thúc, các nhà biên kịch và nhà sản xuất có thể chắc chắn rằng lĩnh vực truyền thông mới có nhiều sự đổi thay.
Họ đã trải qua ba tháng chỉ trích nhau gắt gao trên báo chí, hai bên buộc tội lẫn nhau về thái độ không biết điều và đổ thừa cho nhau bởi khán giả truyền hình không được xem những chương trình yêu thích do cuộc đình công diễn ra.
Phải mất một thời gian nữa họ mới lại có thể bắt tay nhau thích nghi được với những thách thức của một môi trường đang thay đổi nhanh chóng hơn và khó dự đoán hơn bao giờ hết. Điều này có thể đem lại những quyết định mạo hiểm.
Hiểm họa lớn nhất đối với các hãng phim và cả những nhà biên kịch là sự mất giá của tài sản trí tuệ trong thời đại đầy rẫy nạn ăn cắp bản quyền, người sử dụng thích những sản phẩm “miễn phí” hơn, và các công ty phải cạnh tranh khốc liệt hơn để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
Không nhiều những hợp đồng gần đây giữa giới biên kịch và hãng phim có thể chịu đựng những nguy cơ to lớn trên và khiến đôi bên hợp tác tốt với nhau.
Thật dễ dàng đưa ra nhiều câu hỏi, bất chấp những câu trả lời qua loa. Phần thú vị là chúng ta có thể rút ra được điều gì từ hợp đồng hai bên ký kết, từ những việc họ thực hiện và điều kiện của bản hợp đồng.
Việc thực thi và khiến bản hợp đồng có giá trị |
Trong hầu hết các trường hợp, mục đích của thỏa thuận không chỉ là ký vào bản hợp đồng mà người ta chú trọng đến việc thực thi nó và khiến nó có giá trị. Bạn nên ghi nhớ điều này trong tâm trí suốt cuộc đàm phán để bản hợp đồng bạn ký kết có giá trị hơn. Bạn đã học hỏi được gì từ giải pháp thỏa thuận của các nhà biên kịch và nhà sản xuất?
(Theo Danny Ertel và Mark Gordo // Harvard Business Online - Tuanvietnam)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com