Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kiểm soát tính tự cao của bạn

Bạn có luôn thấy mình có thể đóng góp một điều gì đó mỗi khi đến công ty? Bạn có thấy những ý tưởng của mình luôn đáng được lắng nghe? Bạn có tin những gì mình mang đến cho công ty luôn đóng một vai trò quan trọng?

Những người lãnh đạo cần phải cảm nhận được họ đang tạo nên sự khác biệt. Nhưng chỉ sự khác biệt thôi thì chưa đủ.

Nếu bạn chỉ tin vào ý trước mà không phải ý sau, bạn là người khôn ngoan. Nhưng nếu bạn tin vào cả hai, bạn có thể phải chịu ảnh hưởng từ căn bệnh đáng sợ: “Sự tự mãn”.

Tự mãn là một căn bệnh đáng sợ
của những người tài
Nó cần khả năng tự kiểm soát cao độ
Nguồn: leeds-faculty.colorado.edu

Terry Teachout[1] - nhà phê bình kịch sân khấu của tờ Nhật báo Phố Wall cho rằng thuật ngữ “sự tự mãn” được khởi xướng từ Stephen Sondheim[2] khi ông này nói Leonard Bernstein[3] là “ví dụ tồi tệ về sự tự mãn”, điều đó sau này đã làm lụi bại sự nghiệp của Bernstein.

Teachout cũng lập luận rằng khi những nghệ sĩ bắt đầu quá tự đề cao tài năng của mình, điều đó sẽ thực sự gây trở ngại tới sự phát triển khả năng nghệ thuật của họ.

Điều tương tự cũng xảy trong như trong trường hợp của các C-suite[4].

Không phải mọi ý tưởng đều đáng được đưa vào thực tế. Không phải mọi phát biểu ngẫu hứng đều trở thành những khẩu hiệu lôi cuốn sau này.

Do những người bị ám ảnh với sự tự đề cao bản thân luôn nghĩ mọi cái họ đóng góp đều quan trọng, họ cũng luôn nghĩ mình phải làm những việc thật quan trọng.

Vì vậy, họ đẩy bản thân mình cũng như đồng nghiệp vào tình cảnh phải chịu những rủi ro vô lý mà hầu như chẳng mang lại lợi ích gì.

Bạn phải làm gì để tự bảo vệ mình trước vấn đề này?

Lắng nghe mọi người xung quanh. Chiều hướng nguy hiểm nhất mà tính tự mãn gây ra là ngăn cản sự giao tiếp hai chiều. Đừng chỉ nói triền miên mà không biết lắng nghe.

Những người thực sự có năng lực cần
tự kiểm soát như thế nào để cái tôi
không ảnh hưởng xấu đến công việc?
Nguồn: 1.uea.ac.uk

Những nhà lãnh đạo giỏi thường sớm nhận ra khả năng lắng nghe tốt sẽ dẫn đến những ý tưởng tốt. Đặc biệt là đối với những người đảm trách những công việc quan trọng.

Học hỏi từ khách hàng. Việc dành thời gian quan tâm tới khách hàng, dù là bên trong hay bên ngoài công ty, sẽ cho bạn biết rõ sản phẩm hay dịch vụ của bạn có thỏa mãn được khách hàng như đã quảng cáo hay không.

Cho dù chúng đã đạt đến mức mong đợi hay chưa, hãy luôn đón nhận những đề xuất cải tiến của họ. Hãy lắng nghe những điều mà khách hàng nói với bạn.

Làm việc trong bầu không khí vui vẻ. Andrew Young[5] - nguyên Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc thường kể về những khoảng thời gian thoải mái mà ông và những đồng nghiệp nghiên cứu về quyền công dân đã từng có với Tiến sĩ Luther King[6].

Khi ấy những trận trêu đùa ném nhau bằng gối và những lời trêu ghẹo là những điều thường xuyên xảy ra. Những khoảng thời gian đó không chỉ giúp King giảm bớt căng thẳng mà nó còn giúp ông gắn bó với thực tế hơn.

Không phải bất cứ ai nghĩ ngợi nhiều về bản thân hay tài năng của họ đều là sai lầm. Coi trọng bản thân chính là một phần thiết yếu của tố chất lãnh đạo.

Nếu không tự tin vào chính mình thì bạn chẳng thể lãnh đạo một ai cả. Nhưng khi tính coi trọng bản thân lấn át những cảm xúc thông thường thì có nghĩa là bạn đang gặp vấn đề.

Hãy biết tự dung hoà Mê đắm tài năng của mình luôn mang lại kết quả tồi tệ
Nguồn: pro.corbis.com

Hãy sống và làm việc cùng với những người có quyết tâm và khả năng ngang tầm với bạn. Hãy để họ quyền được phản đối bạn khi họ cảm thấy cần thiết.

Sự mê đắm chính tài năng của mình có thể sẽ ảnh hưởng rất xấu đến khả năng lãnh đạo của bạn.

Bạn có đang phải đấu tranh với sự tự mãn không? Còn sếp của bạn thì sao?

(Theo John Baldoni // Harvard Business Online -Tuanvietnam)

  • 8 cách giải tỏa bế tắc trong công việc
  • 10 cách để trở thành người lạc quan hơn
  • 3 cách để giao tiếp thuyết phục hơn
  • Người lãnh đạo có cần phải biết nhận lỗi? (Phần 1)
  • Bảy lỗi giao tiếp phổ biến của các nhà quản lý
  • 7 mẹo nhỏ cho những cuộc đối thoại khó khăn
  • Để giao tiếp như tổng thống Barack Obama
  • Bạn làm gì, khi đồng nghiệp là một kẻ phá hoại ngầm?
  • Khi ngôn ngữ là rào cản
  • Doanh nghiệp cần biết: Tiếp xúc với người Thụy Điển
  • Thể diện quốc gia
  • Tiếp xúc với người Ba Lan
  • Công thức vàng ứng xử với đồng nghiệp “khó ưa”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com