Tân Tổng thống Mỹ Barack Obama được coi là một ví dụ điển hình về giao tiếp. Khả năng dùng từ ngữ để vẽ lên những bức tranh để người khác không chỉ nhìn thấy mà còn cảm nhận được những điều ông thấy chính đó là bệ phóng cho ông trên chính trường. Kể từ khi ông trúng cử, thế giới có thể nhìn cận cảnh hơn các phong cách giao tiếp đa dạng mà Obama đã tận dụng.
Việc xem xét các kĩ năng giao tiếp của ông là cần thiết để hiểu được phong cách lãnh đạo của ông, và cũng là để tiết lộ những kỹ năng hữu ích cho người lãnh đạo trong các ngã rẽ của cuộc đời.
Giao tiếp và diễn thuyết là những kỹ năng đáng học hỏi từ ông Barack Obama. Ảnh: allamericanpatriots |
Thách thức. "Đúng, chúng ta có thể" là chủ đề của chiến dịch tranh cử của ông. Nó phục vụ cho lời kêu gọi hành động của Obama cũng như việc ông thu hút sự chú ý của mọi người vào việc nếu họ muốn có một nước Mỹ khác, họ sẽ phải làm việc vì điều đó.
Ông có thể đảm nhận gánh nặng đó nhưng ông cũng cần sự ủng hộ của người dân. Điều đó sẽ được kiểm chứng trong tương lại khi ông cần đưa ra những quyết định cứng rắn có thể làm cho những người ủng hộ ông không hài lòng. Khi điều đó xảy ra, ông cần phải thách thức họ như ông đã thách thức tình hình hiện tại.
Đặt câu hỏi. Từng là giáo sư luật, Obama yêu thích việc tranh luận về các ý tưởng. Ông thích nghe tất cả các khía cạnh của một vấn đề. Ông muốn khiêu khích người khác đưa ra những quan điểm trái ngược. Một lý do khiến ông có thể nhìn xuyên qua các quan điểm là bởi vì ông thật sự lắng nghe những gì người khác cần phải nói. Khả năng liên kết hệ tư tưởng ấy là cần thiết để xây dựng sự ủng hộ của cả hai đảng cho những khởi xướng của ông.
Cổ vũ. Việc Obama tiếp nối hành trình của Abraham Lincoln từ Philadelphia đến Washington D.C có một ý nghĩa lịch sử quan trọng, ông muốn mọi người cũng như toàn thể quốc gia hào hứng với sự cầm quyền của ông và những thách thức trong tương lai. Obama muốn sử dụng hy vọng như một đòn bẩy chính trị cho những lựa chọn khó khăn mà ông và những người cộng sự sẽ phải đưa ra.
Thực tế. Obama là một fan hâm mộ thể thao và không ngần ngại đưa ra ý kiến về sự cần thiết của một trận đấu bóng đá quyết định ở trường đại học. Ông cũng là người đàn ông của gia đình, người không hề ngại ngùng thể hiện tình yêu của ông với vợ và con gái. Hình ảnh được truyền đạt là một người đàn ông, trong nhiều khía cạnh, cũng như tất cả chúng ta đều biết đến những trải nghiệm và những khổ đau của cuộc sống thường nhật.
Quyết định. Hãy tiếp nhận những ý kiến quan điểm bất đồng như Obama. Cách ông vận động trong chiến dịch tranh cử của mình và những gì ông làm với Quốc hội đã minh chứng rằng ông biết điều ông cần và ông không ngần ngại phải sử dụng tài chính chính trị để có được điều đó.
Truyền cảm hứng. Trong bài diễn văn trước khi nhậm chức tại Đài tưởng niệm Lincoln, Obama đã nhắc lại ví dụ về Lincoln và diễn đạt đầy hình ảnh rằng: "Điều cần thiết là một sự tuyên bố độc lập mới, không phải ở đất nước chúng ta mà trong chính cuộc sống của chúng ta - từ ý tưởng và suy nghĩ, định kiến và sự cố chấp - một yêu cầu khẩn thiết không chỉ đối với những bản năng đơn giản của chúng ta mà với những phần chân thiện tốt đẹp hơn". Nếu quá khứ có thể là chỉ dân nào đó, thì ông Obama sẽ viện dẫn rằng lịch sử nước Mỹ đã trải qua những khó khăn to lớn như thế nào làm bắng chứng và động lực để đưa ra những quyết định khó khăn và giảm nhẹ gánh nặng.
Còn có những điều khác về Obama cũng quan trọng cho khả năng dẫn dắt nước Mỹ trong khủng hoảng chính là sự điềm tĩnh của ông. Phát biểu trong chương trình Larry King, nhà chiến lược dân chủ dài hạn James Carville nhận xét rằng cách ứng xử của Obama cho thấy sự đáng tin cậy, một điều làm cho người dân Mỹ trong tình trạng khủng hoảng có thể cảm thấy yên tâm.
Hiếm khi thấy ông Obama làm khác với những thông điệp của mình; ông không ngần ngại trong việc phơi bày thực tế, đặc biệt là với truyền thông. Ông và những người phụ tá luôn luôn kiên định thông điệp và đó là một lý do giúp cho chiến dịch của ông thành công.
Obama có sự lưu loát trong diễn đạt giúp cho những luận điểm của ông trở nên rõ ràng. Tuy nhiên, thách thức đối với ông, và đối với tất cả những nhà lãnh đạo khác, là đảm bảo rằng lời nói đi liền với hành động chứ không phải là những lời nói suông văn hoa bóng bẩy.
Hoặc là như người ta vẫn thường nói: Nói thì dễ, làm mới khó.
(Theo Nguyễn Tuyến//John Baldoni//TuanVN)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com