Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khắc phục tính hiếu thắng

Khách hàng của bạn đều là những người lãnh đạo rất thành công. Vấn đề chung mà họ thường gặp phải là gì? Bạn sẽ khuyên họ giải quyết vấn đề ấy như thế nào? Marshall Goldsmith sẽ cùng bạn tìm ra lời giải qua những gợi ý sau.

Từ ví dụ thường ngày 

Đối với những nhân viên rất thành đạt mà tôi (Marshall Goldsmith – Tác giả bài viết) gặp, vấn đề thường gặp nhất của họ là tham vọng chiến thắng quá lớn. Tất nhiên, chiến thắng không phải là một điều tồi tệ, phần nhiều đó lại là điều ngược lại. Nhưng tham vọng chiến thắng có thể là rắc rối, đặc biệt khi chủ đề gây tranh cãi là vô nghĩa hoặc không đáng kể.

Nếu cuộc tranh luân của bạn không đem lại lợi ích gì
hãy dẹp nó qua một bên
Ảnh: msgboard.snopes.com

Nhằm đánh giá tính hiếu thắng của những khách hàng, tôi đưa ra cho họ một tình huống:

“Bạn muốn ăn tối tại nhà hàng X. Nhưng chồng (hay vợ) của bạn, đối tác hoặc bạn bè của bạn lại muốn dùng bữa tối tại nhà hàng Y. Các bạn tranh cãi nảy lửa. Kết thúc cuộc tranh luận, các bạn sẽ tới nhà hàng Y. Đây không phải là lựa chọn như ý muốn của bạn. Thức ăn tại nhà hàng này thật khủng khiếp và dịch vụ hết sức tồi tệ”.

Phương án A: Bạn phê phán sự lựa chọn đó. Chỉ ra rằng mọi người đã sai. Giải thích rằng nếu bạn là người đưa ra quyết định thì mọi người đã không lâm vào tình cảnh tồi tệ như vậy.

Phương án B: Chọn giải pháp im lặng để mọi người có được một buổi tối dễ chịu. Cố gắng nuốt trôi các món ăn mặc dù chúng chẳng ra gì.

Bạn sẽ làm gì trong tình huống này?

75% khách hàng của tôi đã “không kìm chế được bản thân” và nói rằng họ sẽ chê thức ăn ở nhà hàng đó. Nhưng những gì họ nên làm là im lặng và thưởng thức bữa tối. Bạn sẽ chẳng thu được gì từ những lời chỉ trích hay phàn nàn.

Vậy làm thế nào để có một phương pháp ứng xử thân thiện hơn trong những tình huống như vậy? Làm thế nào để kiểm soát được tính hiếu thắng của bản thân?

Trước khi trả lời, bạn hãy dành một chút thời gian suy nghĩ và tự hỏi mình ba câu hỏi sau đây:

Đôi khi im lặng lại là vàng vì thế bạn nên
kiểm soát được tính hiếu thắng của bản thân.
Ảnh: theundergroundinvestor.com

1. “Tại sao tôi lại cố gắng để giành chiến thắng trong vấn đề này?”

Nhu cầu chiến thắng thái quá của mọi người thường bắt nguồn từ nhu cầu cá nhân nhằm chứng minh bản thân thông minh như thế nào hơn là ước muốn vị tha, nhân đạo muốn giúp đỡ người khác. Nhưng rốt cuộc, nhu cầu thể hiện trí thông minh, sự tài giỏi của chúng ta sẽ không gây được ấn tượng với mọi người.

2. “Cuộc tranh luận này có xứng đáng với công sức và thời gian mà tôi bỏ ra hay không?”

Có thể bạn đang rất bận, cuộc tranh luận này liệu có phải là cách hiệu quả nhất để giúp bạn đạt được mục đích của mình không? Nếu câu trả lời là có, bạn hãy cứ tiếp tục tranh luận. Còn nếu không, hãy bỏ qua nó.

3. “Điều gì quan trọng hơn: vấn đề tôi đang cố giành chiến thắng hay mối quan hệ của tôi với người kia?”

Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ thấy hiển nhiên là ích lợi của việc giành được những chiến thắng nhỏ nhoi không thể quan trọng bằng hậu quả thiệt hại của những mối quan hệ qu‎ý báu.

Nếu đó là những chiến thắng mang ý nghĩa lớn hơn, hãy theo đuổi đến cùng….

 

 

                             Vài nét về Marshall Goldsmith

Marshall Goldsmith, sinh 20/03/1949 tại Valley Station, Kentuck, ông nhận bằng tốt nghiệp Đại học của Viện Công nghệ Rose-Hulman và nhận bằng MBA tại Đại học Indiana. Từ năm 1976 cho đến 2000 từ Phó Giáo sư ông trở thành Giáo sư trợ giảng tại Trường Quản trị Kinh doanh thuộc Đại học Loyola Marymount University, hiện ông là Giáo sư của trường Đại học Alliant International.

Marshall Goldsmith là chuyên gia huấn luyện về lĩnh vực quản lý và lãnh đạo hàng đầu của nhiều công ty trên thế giới. Ông còn là một diễn giả nổi tiếng, là nhà sư phạm giỏi và là đồng tác giả của nhiều cuốn sách cũng như bài viết có chiều sâu về lĩnh vực lãnh đạo. Ông là một trong những người có uy tín và có quyền lực nhất trong việc tư vấn và giúp đỡ các lãnh đạo ra quyết định và quản lý, thay đổi thành công trong lĩnh vực lãnh đạo và nhân viên làm việc theo nhóm có hiệu quả.

Ông đã làm việc với hơn 80 CEO và đội ngũ quản l‎ý của họ. Ông được các tạp chí kinh tế nổi tiếng như Forbes, Business Week, The Economist và rất nhiều ấn phẩm kinh tế khác bình chọn là một trong những nhà huấn luyện và đào tạo quản trị hàng đầu thế giới. Hiệp hội Quản trị Mỹ (AMA) đã bình chọn Marshall Goldsmith vào danh sách 50 nhà lãnh đạo và tư duy vĩ đại có ảnh hưởng lớn tới lĩnh vực quản l‎ý.

Goldsmith là tác giả, đồng biên tập của 22 cuốn sách, trong đó có cuốn What Got You Here Won"t Get You There: How Successful People Become Even More Successful (TD: Điều gì đưa bạn lên nấc thang thành công này sẽ không đưa bạn đến nấc thang cao hơn: Những người thành đạt trở nên thành công hơn như thế nào?). Đây là cuốn sách bán chạy nhất của tờ The New York Times và cũng là cuốn sách dạy kinh doanh số 1 của Tạp chí Wall Street.

(Theo Marshall Goldsmith // Tuanvietnam)

  • Phân vai lãnh đạo - quản lý
  • 7 bí quyết truyền cảm hứng của nhà lãnh đạo
  • 'Cái ghế' và chữ tâm
  • Ứng xử với nhân viên ra đi
  • Nỗi niềm người dẫn đầu
  • Các lãnh đạo đang sử dụng phương tiện truyền thông nào?
  • Lãnh đạo tùy biến theo môi trường
  • Nói với nhân viên về suy thoái
  • Võ Nguyên Giáp trong tư duy quản trị
  • Lời khen đáng giá biết bao
  • Lôi kéo khách hàng cùng bảo vệ môi trường
  • Giữ tinh thần cho nhân viên trong bối cảnh suy thoái
  • "Kê đơn bốc thuốc" trong nghệ thuật quản lý
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com