Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Obama và 7 bài học với những nhà đổi mới cấp tiến

Việc Obama đắc cử chức tổng thống Mỹ đã xóa tan những nghi ngờ rằng ông không có kinh nghiệm lãnh đạo. Bởi tổ chức mà ông đã xây dựng nên trong cuộc chạy đua đã giành chiến thắng vang dội nhờ bảy nguyên tắc cơ bản.

Đó là một ngày vô cùng trọng đại đối với nước Mỹ - và đối với toàn thế giới. Barack Obama đã sẵn sàng để nhậm chức Tổng thống Mỹ.

Vậy bằng cách nào mà ứng cử viên tổng thống ít được trông đợi nhất lại có thể làm được điều này? Ông Obama đã tận dụng cuộc cạnh tranh về cơ bản là bất cân xứng này để phá vỡ tình hình Washington thế kỷ 20 đầy rẫy những khó khăn hiện nay như thế nào?

Một bộ máy tổ chức phối hợp hiệu quả và đổi mới cấp tiến chính là yếu tố làm nên thành công

Phần quan trọng nhất của câu chuyện là tổ chức mà Obama đã xây dựng nên. Mặc dù những thành phần bảo thủ vẫn tiếp tục tranh cãi rằng Obama không có kinh nghiệm lãnh đạo, nhưng không gì có thể khác hơn sự thật.

Barack Obama là một trong những nhà đổi mới quản lý cấp tiến nhất trên thế giới ngày nay. Đội ngũ của Obama đã tạo nên một điều gì đó thay đổi của thế giới thực sự: một kiểu tổ chức chính trị mới cho thế kỷ 21. Nó khác hẳn với những tổ chức chính trị trước đây, cũng giống như Google và Threadless (một cửa hàng bán áo thun trực tuyến T-shirt), họ khác hẳn với những doanh nghiệp trước đó: tất cả đều là những thể chế thực sự mới mẻ - thể chế của thế kỷ 21 trong thế giới hiện đại.

Obama giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống, nói một cách khác, theo như nghiên cứu của chúng tôi trong vài năm qua, rằng thông qua sức mạnh của gen di truyền (ADN) mới: những nguyên tắc mới sẽ được áp dụng cho những kiểu thể chế mới.

Vậy hãy cùng thảo luận về gen di truyền mới mà Obama đã mang lại, bằng cách phác ra 7 nguyên tắc đối với những nhà đổi mới cấp tiến của tương lai.

Tạo ra một bộ máy tự tổ chức

Điều gì thực sự là khác biệt về tổ chức của Obama? Chúng ta vẫn quen nghĩ tới kiểu tổ chức của thế kỷ 20: chúng ta sẽ thiết kế chúng theo chiều cao hay theo mặt phẳng?

Nhưng theo chiều cao hay theo mặt phẳng chỉ là những khái niệm trong thời đại công nghiệp. Về mặt không gian và đúng theo nghĩa đen, chúng buộc chúng ta phải suy nghĩ theo 2 chiều: những tổ chức theo chiều cao thì việc chỉ đạo không kịp thời, và những tổ chức theo mặt phẳng thì phản ứng không kiểm soát được.

Tổ chức của Obama đã thổi bay những quan niệm thủ cựu này: hoàn toàn có thể kết hợp những ưu điểm của cả hai hình thức tổ chức theo chiều cao và theo mặt phẳng. Bằng cách nào? Bằng cách khai thác sức mạnh thay đổi cuộc chơi của bộ máy tự tổ chức. Tổ chức của Obama cũng ít cao hoặc ít phẳng hơn hình cầu – một hạt nhân được kiểm soát chặt chẽ, được bao bọc bởi những tế bào tự tổ chức của những tình nguyện viên, những nhà quyên tiền, những người giúp sức, và những thành phần tham gia khác ở mức độ ít hơn.

Kết quả là gì? Tổ chức của Obama đã có thể đảo ngược lại tình hình bất cân bằng lớn nhờ vấn đề tài chính, marketing và sự phân bổ công việc - trong khi mà tổ chức của McCain vẫn bị trói chặt trong một mô hình mệnh lệnh và kiểm soát cứng nhắc.

Tìm kiếm tính co dãn khác của sự đàn hồi

Tổ chức thế kỷ 21 của Obama được tạo dựng để giành được các mục tiêu thế kỷ 21 – không phải là tối đa hóa lượng đầu ra, hay tối thiểu hóa lượng đầu vào, mà giống như Gary Hamel[1] đã đề cập đến, là để kiên cường giải quyết tình hình hỗn loạn. Điều gì đã xảy ra khi McCain tấn công Obama với những mục quảng cáo tiêu cực hồi tháng 9?

Obama - chiến thắng nhờ bảy bí quyết đổi mới cấp tiến

Những cuộc tấn công như vậy đã có thể làm rỗng ngân khố của một tổ chức kiểu thế kỷ 20, một tổ chức mà sẽ bị thôi thúc phải trả đũa bằng biện pháp tương tự ngay tức thì. Tuy nhiên, tổ chức của Obama đã thể hiện thái độ tức giận của mình theo một cách thức ngược lại hoàn toàn bằng số tiền quyên góp kỷ lục. Đây chính là sự đàn hồi: sự tự mình lớn mạnh hơn để chống lại những đe dọa hiện hữu bằng tăng trưởng hơn, phát triển hơn và củng cố hơn nữa những nguồn lực của mình.

Tối thiểu hóa chiến lược

Chiến dịch của Obama đã bỏ qua hầu hết toàn bộ chiến lược với ý nghĩa đơn giản nhất của nó: chiến lược là việc làm sao lãng đối thủ để được cuộc hay là việc xác định vị thế. Họ đã không bỏ phí nguồn lực của mình vào việc cố gắng thống trị trên các trang báo, đánh cuộc với hệ thống, dùng bạo lực đối với đảng đối lập, hay cố phân tán vị thế của đối thủ. Thay vào đó, chiến dịch của Obama đã loại bỏ chiến lược – bởi vì họ nhận ra rằng, một cách quá thường xuyên, chiến lược đã giết chết một ý nghĩa đã ăn sâu của mục đích, phá hủy lòng tin tưởng, và làm suy đồi những giá trị (ý nghĩa).

Tối đa hóa mục đích

Thay đổi cuộc chơi? Đó là suy nghĩ đúng đắn nhất và cũng hạn chế nhất của thế kỷ 20. Thế kỷ 21 là thế kỷ thay đổi thế giới. Câu nói của Obama “Đúng, chúng ta có thể” (Yes, we can) thực sự có ý nghĩa như thế nào? Mục tiêu của Obama không chỉ đơn giản là chiến thắng trong cuộc bầu cử, nhận được nhiều phiếu bầu, hay là chỉ huy một chiến dịch hoành tráng nhất. Mục tiêu của ông còn lớn hơn và cấp thiết hơn nhiều: đó là thay đổi thế giới.

Tầm cỡ của mục đích chính là điều đã tạo nên sự phân cách giữa những tổ chức của thế kỷ 20 và 21: ngày hôm qua, chúng ta đã xây dựng những tập đoàn lớn để làm những việc nhỏ, nhưng thu lại lợi ích gia tăng – ngày mai, chúng ta phải xây dựng những tổ chức nhỏ nhưng lại có thể làm được những việc thực sự lớn lao.

Và để làm điều đó, chúng ta phải nỗ lực thay đổi thế giới này một cách cấp tiến hơn để hướng tới những điều tốt hơn – và phải luôn luôn tin tưởng rằng đúng, bạn có thể làm được. Bạn phải tối đa hóa, mở rộng, và cuối cùng chắc chắn phải tự khai phá ý nghĩa về mục đích trong bản thân mình.

Mở rộng tính đồng nhất

Điều gì những nhà marketing thường làm? Phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu, phân lớp và chia nhỏ. Chúng ta đã trở nên quá giỏi trong việc chia nhỏ thị trường thành những mẩu nhỏ và nhỏ hơn nữa. Nhưng chúng ta lại rất kém trong việc liên kết chúng lại. Tuy nhiên Obama đã thành công không phải nhờ vào việc phân chia, mà nhờ vào việc liên kết: ông khẳng định rằng chúng ta “không phải là một tập hợp của những liên bang đỏ hay những liên bang xanh (giống như đại dương đỏ, đại dương xanh mà Chan Kim và Renée Mauborgne đã đề cập trong Blue Ocean Strategy) – Chúng ta là Liên BangHoa Kỳ.”

Obama, một cách bản năng, hiểu một sự thực lớn hơn của nền kinh tế thế hệ tiếp theo này. Các thị trường đồng nhất chính là điều khiến cho một thế giới dần tiến tới sự sụp đổ bởi việc tiêu dùng quá mức. Chúng ta sẽ cần đến không phải là 100 loại dao cạo khác nhau (và những chi phí ngày càng tăng cho sự phức tạp và lãng phí) mà chỉ cần một dao cạo đơn cho tất cả mọi người, từ những khu ổ chuột của Rio cho đến những gác xép ở Tribeca, đều cảm thấy hứng thú khi sử dụng.

Gia tăng sức mạnh bền vững

Sức mạnh mà các doanh nghiệp đang nắm giữ là sức mạnh đơn lẻ và yếu ớt: sức mạnh để thấm nhuần nỗi sợ hãi và khắc sâu sự tham lam. Sức mạnh thực sự là những gì mà Obama học được đang nắm giữ: sức mạnh để động viên, lãnh đạo, và tạo dựng niềm tin.

Bạn có thể khiến người khác phải khuất phục – nhưng bạn không bao giờ có thể đòi hỏi ở họ sự trung thành, sự sáng tạo hay niềm đam mê. Sức mạnh bền vững là sức mạnh thực sự: về cơ bản, nó tồn tại lâu hơn, ít tốn kém hơn và cũng mạnh mẽ hơn.

Luôn nhớ rằng không có gì bất đối xứng hơn một lý tưởng

Obama kết thúc bài diễn thuyết cuối cùng của mình trước khi cuộc bầu cử diễn ra: “Hãy cùng thay đổi thế giới” (Let’s go change the world). Tại sao những từ đó lại quan trọng đến vậy? Bởi thế giới cần phải thay đổi.

Với một liên minh cấp tiến và một khát vọng thay đổi,Obama đã bước lên đỉnh vinh quang

Một thế giới đang bị phá vỡ bởi sự sụp đổ của nền kinh tế, những xung đột về tôn giáo, sự khan hiếm về nguồn lực, và sự nghèo đói và bạo lực không thể kiểm soát nổi – một thế giới đang khát khao những lý tưởng mới. Chúng ta cần phải tạo một khuôn mẫu thế giới mới tốt hơn – hoặc là chúng ta sẽ phải cùng nhau gánh chịu hậu quả đó.

Trong một thế giới như thế, hãy quên đi “lợi thế cạnh tranh” chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn và thường thì vô nghĩa. Đó là khái niệm chỉ dùng trong thế kỷ 20. Trong thế kỷ 21 này, không có điều gì bất đối xứng hơn – tàn phá hơn, cách mạng hơn, hay đổi mới hơn – cái được gọi là sức mạnh thay đổi thế giới của một lý tưởng.

Đâu là những lý tưởng trong tổ chức của bạn? Những lý tưởng nào đang bị bỏ quên – đang vắng mặt, bị phá sản, bị đánh cắp – khỏi thị trường, khỏi phân ngành? Những lý tưởng nào mà vì nó bạn sẽ chiến đấu và đấu tranh – và tồn tại? Bởi vì giống như những gì mà Phố Wall đã thể hiện một cách đầy thuyết phục, vấn đề cuối cùng đối với kinh doanh trong thời đại công nghiệp là: Đã không hề có một lý tưởng nào.

Bài học thứ 7 đó chính là điểm xuất phát cho những nhà đổi mới cấp tiến của tương lai – bởi vì nó là sợi dây liên kết những bài học còn lại với nhau. Và nó là nơi bạn nên bắt đầu nếu bạn muốn áp dụng 7 nguyên tắc này để xây dựng những thể chế của thế kỷ 21 – dù là các doanh nghiệp, các tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức xã hội, hay các chiến dịch mang tính chính trị.

Là một người Mỹ da mầu trẻ tuổi, không gì có thể thôi thúc tôi mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn cái “thời khắc quyết định” khi Obama giành dược chức Tổng thống. Tuy nhiên, chiến thắng đó cũng đã gieo những hạt mầm của một thách thức mới: thách thức dành cho chúng ta để khai thác được những bài học từ cuộc cách mạng thầm lặng của ông –cuộc cách mạng thầm lặng của chúng ta – để gieo nhiều và nhiều hơn nữa những hạt mầm.

(Theo Minh Phương//Umair Haque//TuanVN)

  • Phân vai lãnh đạo - quản lý
  • 7 bí quyết truyền cảm hứng của nhà lãnh đạo
  • 'Cái ghế' và chữ tâm
  • Ứng xử với nhân viên ra đi
  • Nỗi niềm người dẫn đầu
  • Khi “sếp” thiếu năng suất
  • Những điều các giám đốc mới nên biết
  • Tiêu chí nào để đánh giá một CEO?
  • Muốn làm ông chủ, đừng sợ thất bại!
  • Bảy tố chất lãnh đạo của thế kỷ 21
  • Bí quyết trở thành nữ lãnh đạo giỏi
  • 5 đặc tính quan trọng của nhà lãnh đạo tài ba
  • Học cách tự thay đổi bản thân
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com