Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cần hai năm để kinh tế thế giới hồi phục hoàn toàn

Giáo sư kinh tế trường Đại học Prince (Mỹ), Paul Krugman, cho rằng, kinh tế thế giới cần ít nhất hai năm nữa để hồi phục hoàn toàn sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay.

Theo ông, ngay cả khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có tăng trưởng, thì tỷ lệ việc làm cũng vẫn ở mức thấp.

 Giáo sư dẫn chứng tháng 11-2001, Mỹ bắt đầu phục hồi sau cuộc khủng hoảng bong bóng công nghệ với tăng trưởng rõ rệt về GDP và sản xuất, song tỷ lệ việc làm ở nước này không có dấu hiệu cải thiện cho tới tận quý 3-2003.

 Nhà kinh tế đoạt giải Nobel 2008 nói rằng, những nỗ lực của chính phủ tất cả các nước đã ngăn chặn thế giới rơi vào tình trạng đại suy thoái, nhưng vẫn còn xa mới đạt được sự hồi phục hoàn toàn.

 Nói về những biện pháp ngắn hạn để rời xa khủng hoảng, giáo sư Krugman nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ban hành một chính sách tài chính mở rộng.

 Lấy nước Mỹ làm ví dụ, ông nói rằng, nếu chính phủ tiêu thêm 500 tỷ USD, nợ quốc gia có thể tăng lên 60% GDP, nhưng nó có khả năng chuyển thành mức tăng trưởng 2,5% GDP.

 Theo giáo sư, chừng nào, nợ quốc gia chưa chiếm tới 100% GDP, thì vẫn còn chỗ để chính phủ tăng nợ và không nên lo lắng về điều này.

 Đôi khi sự thâm hụt ngân sách là cần thiết và nó có thể trở thành "bạn tốt" của một quốc gia, đặc biệt là trong những thời điểm khó khăn.

 Bởi vì khi người dân tập trung cắt giảm chi tiêu do thu nhập bị hạn chế, chi tiêu của chính phủ sẽ trở thành yếu tố quyết định để hỗ trợ nền kinh tế, ông giải thích.

 Giáo sư cho rằng, so với các nước phương Tây, khu vực châu Á có lợi thế rõ rệt với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn hẳn. Mặc dù khu vực này đang gặp khó khăn do xuất khẩu giảm mạnh, nhưng đó chỉ là tạm thời.

 Theo ông, các gói cứu trợ và kích cầu của chính phủ đóng vai trò quan trọng nhất trong việc phục hồi nền kinh tế. Những quốc gia bơm nhiều tiền vào thị trường nhất thì cũng thu đuợc những kết quả ấn tượng nhất trong việc giảm nhẹ tác động của cuộc khủng hoảng.

(Theo VNN // Báo Bình Dương)

  • Gian nan chuyển đổi nền kinh tế từ quản lý tập trung sang thị trường
  • 10 công trình nghiên cứu kinh tế có sức ảnh hưởng mạnh nhất 100 năm qua
  • Giao thông phản ánh tình hình kinh tế?
  • TS. Alan Phan: Cách đánh giá một nền kinh tế
  • Việt Nam: Bẫy thu nhập trung bình có thể xuất hiện sớm?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com