Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đâu là chìa khóa cho sự phát triển kinh tế quốc gia?

Nước Mỹ đã sai khi nghĩ rằng ngành công nghiệp chế tạo mới là chìa khoá cho phát triển, sau sự suy sụp của ngành dịch vụ tài chính thời khủng hoảng.

Các nhà kinh tế học từ lâu đã "đính chính" lại khiếm khuyết của Adam Smith trong lập luận rằng ngành chế tạo nên được ưu tiên hàng đầu trong nền kinh tế quốc gia. Trên thực tế, trong tập II cuốn "Sự thịnh vượng của các quốc gia" (hay còn gọi là Quốc phú luận), Smith phê phán những người lao động như "giáo sĩ, luật sư, thầy thuốc, văn sĩ, cầu thủ, anh hề, nhạc sĩ, ca sĩ opera, vũ công opera..." là không tạo ra của cải. Sự "sùng bái" chế tạo như Adam Smith vẫn cứ trở đi trở lại liên tục, và lần mới đây nhất là tại nước Mỹ hậu khủng hoảng.

Ở Anh những năm 1960, Nicholas Kaldor, nhà kinh tế học Cambridge hàng đầu thế giới đồng thời là cố vấn đầy ảnh hưởng cho Công Đảng, từng dấy lên hồi chuông cảnh báo đối với sự "phi công nghiệp hóa". Theo lập luận của ông, sự di chuyển liên tục giá trị gia tăng từ ngành chế tạo sang dịch vụ rất nguy hiểm, vì chế tạo thể hiện tiến bộ về mặt công nghệ, còn dịch vụ thì không.

Năm 1966, ông thậm chí còn đề nghị Bộ trưởng Tài chính Anh, James Callaghan, ban hành Thuế lao động chọn chọn lọc (Selective Employment Tax), quy định thu thuế đối lao động ngành dịch vụ cao hơn lao động ngành chế tạo - biện pháp này sau đó được đảo ngược lại năm 1973, sau khi khiến ngành du lịch chịu thiệt hại nặng nề - ngành thu về lượng ngoại hối vô cùng quan trọng lúc đó.



Không phải chỉ chế tạo mới năng động và đổi mới cong nghệ. Nguồn: tdat.biz

Nhìn nhận của Kaldor dựa trên giả thuyết đầy khiếm khuyết cho rằng dịch vụ luôn trì trệ về mặt công nghệ. Quan điểm này phản ánh chủ nghĩa kinh nghiệm thô sơ dựa trên việc quan sát các cửa hàng và bưu điện nhỏ lẻ bên đường phố nước Anh. Nhưng rõ ràng điều đó mâu thuẫn với những thay đổi công nghệ hàng loạt diễn ra trên khắp ngành bán lẻ, và ngành truyền thông, khi điện tín, máy fax, điện thoại di động, và Internet lần lượt ra đời.

Thực tế, quan điểm cho rằng chúng ta nên lựa chọn những hoạt động kinh tế dựa trên sự đổi mới về mặt kỹ thuật đã diễn ra từ trước đây trong cuộc tranh luận về chip bán dẫn hay món khoai tây chiên (semiconductor chips vs potato chips).

Trong khi việc bác bỏ nhận định này đã đẩy Michael Boskin, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn kinh tế của cựu tổng thống George H.W. Bush, vào hoàn cảnh chính trị hết sức khó khăn, cuộc tranh luận cũng khiến một phóng viên phải "đi thực tế" để xác minh chính vấn đề trên. Hóa ra, chất bán dẫn được đưa vào các bo mạch điện theo kiểu không cần động não, trong khi khoai tây chiên được sản xuất thông qua quá trình tự động.

Cuộc tranh luận "chip bán dẫn hay khoai tây chiên" cũng nhấn mạnh một điểm khác nữa. Nhiều người đề xướng chip bán dẫn đưa ra nhận xét, cách bạn lựa chọn làm công việc nào quyết định liệu bạn có phải là một kẻ ngu độn (sản xuất khoai tây chiên) hay một ngưởi ủng hộ đổi mới năng động (sản xuất chíp bán dẫn).

Tôi vẫn luôn cho rằng một mặt bạn có thể sản xuất chip bán dẫn, trao đổi lấy khoai sau đó nhấm nháp trong khi xem TV và trở thành một kẻ thoái hóa. Mặt khác, bạn có thể sản xuất khoai tây chiên, trao đổi chúng lấy chip bán dẫn rồi đưa vào chiếc máy tính cá nhân, và trở thành một thiên tài máy tính. Nhưng tóm lại, đó là những gì bạn mua, không phải những gì bạn sản xuất, điều đó quyết định bạn thuộc loại người nào và ảnh hưởng ra sao đến nền kinh tế và xã hội.

Sau cuộc tranh luận "phi công nghiệp hóa" tại Anh năm 1960, hai học giả Berkeley, Stephen Cohen và John Zysman, cũng bắt đầu cuộc "cãi lý" tương tự tại Mỹ năm 1987 với cuốn sách "Những vấn đề chế tạo", cho rằng không có ngành chế tạo, ngành dịch vụ hiện hành không thể đứng vững được. Nhưng lý luận này chỉ hợp lý bề ngoài: người ta chỉ có thể có ngành giao thông mạnh, với xe tải, tàu điện, và vận tải hàng không vận chuyển sản phẩm nông nghiệp giữa các vùng của đất nước và với nước ngoài như Argentina trước Peronist, Australia, New Zealand, và Chile ngày nay đã làm rất thành công.

Cohen và Zysman giải thích, chế tạo có quan hệ với dịch vụ, như "thiết bị tách hột với cánh đồng bông, như người làm nước xốt cà chua với cánh đồng cà chua", và nếu bạn "tách cánh đồng cà chua ra... bạn sẽ phải đóng cửa nhà máy sản xuất nước xốt... Không có chiều ngược lại". Khi tôi đọc đánh giá sâu về cánh đồng cà chua và nhà máy làm nước xốt này, tôi đang ăn món mứt cam Crabtree & Evelyn khoái khẩu. Rõ ràng, Anh đâu có tự trồng được cam.

Trong khi những đoạn lập luận trên phản ánh sự mê muội một cách máy móc với chế tạo và vì thế nhanh chóng tan biến, cũng không thể nói sự sống lại mới đây của "sự sùng bái chế tạo" ở Mỹ và Anh hoàn toàn tương đồng. Mối quan tâm ủng hộ ngành chế tạo vừa xuất hiện từ cuộc khủng hoảng hiện nay, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính. Sự sùng bái này đặc biệt phổ biến ở Mỹ, nơi đảng Dân chủ đã tiến xa đến mức tự liên minh các nhà vận động hành lang của ngành chế tạo kêu gọi thông qua đạo luật cho phép bảo hộ và trợ cấp để nâng tỷ lệ chế tạo trong GDP.

Sau cuộc khủng hoảng này, nhiều chính trị gia cũng chấp nhận lý thuyết xuất phát từ Adam Smith, rằng dịch vụ tài chính không mang tính sản xuất - thậm chí còn phản sản xuất - và cần phải bị đẩy lùi bằng sự can thiệp của chính phủ. Từ đó có thể suy luận rằng phải mở rộng sản xuất. Nhưng điều này không xảy ra. Ngay cả khi bạn muốn giảm bớt dịch vụ tài chính, bạn vẫn có thể tập trung vào vô số các dịch vụ phi tài chính khác.

Động cơ diesel và turbin không phải là những lựa chọn thay thế duy nhất, nhiều ngành dịch vụ như trị liệu, chăm sóc y tế, giảng dạy chuyên nghiệp cũng luôn sẵn có. Lý do phải chuyển sang chế tạo vẫn chưa thuyết phục, vì nó không thể đủ thuyết phục người khác.
------------------------------
(Tác giả Jagdish Bhagwati là giáo sư kinh tế học và luật học tại Đại học Columbia, và thành viên cấp cao viện Kinh tế Quốc tế, Hội đồng Quan hệ Quốc tế.)

( Theo Đình Ngân (dịch từ Project Syndicate) // vnr500.vn )

  • Gian nan chuyển đổi nền kinh tế từ quản lý tập trung sang thị trường
  • 10 công trình nghiên cứu kinh tế có sức ảnh hưởng mạnh nhất 100 năm qua
  • Giao thông phản ánh tình hình kinh tế?
  • TS. Alan Phan: Cách đánh giá một nền kinh tế
  • Việt Nam: Bẫy thu nhập trung bình có thể xuất hiện sớm?
  • Giấu diếm quan điểm là sự lừa dối
  • Chuẩn mực chính là sự thay đổi
  • Làm việc 70 giờ/ tuần: Nguy hiểm
  • Chứng bệnh mất trí gây thiệt hại tới 604 tỷ USD
  • Đi trên biển mình phải theo chỉ dẫn của người Anh?
  • Thế hệ X và những bất đồng cần được xoa dịu (Phần 2)
  • Điều gì quyết định sự thành đạt?
  • Hiệu trưởng Harvard: “Đại học trong quá trình thay đổi thế giới”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com