Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Làm việc 70 giờ/ tuần: Nguy hiểm

Bạn muốn thăng tiến? Bạn quá tham lam với công việc? Bạn phải làm việc 70 giờ tuần? Đó là điều nguy hiểm bạn cần phải chấm dứt ngay.
 
Từ ý tưởng…

Làm việc 40 tiếng một tuần là vừa sức với con người. Thế nhưng một số người không chỉ đang làm việc nhiều giờ hơn mà họ còn bị lệ thuộc vào những công việc cường độ cao. Họ phải làm việc hơn 60 giờ một tuần, phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng 24/7, thời hạn hoàn thành công việc sít sao hơn bao giờ hết và khối lượng công việc không thể dự tính trước.

Làm việc 40h/ tuần là vừa sức con người
Ảnh: thumb7.shutterstock.com

Đây là điều nghe có vẻ lạ, nhưng rất nhiều người đang làm những công việc cường độ cao lại không hề cảm thấy rằng họ đang bị bóc lột. Ngược lại, họ còn cảm thấy rất hãnh diện vì điều đó.

Một số người yêu thích những thử thách về trí tuệ, họ có cảm giác sung sướng khi hoàn thành những công việc khó khăn. Một số người khác lại say mê những thoả thuận hấp dẫn về chế độ đãi ngộ trọn gói và địa vị có được khi họ làm những công việc này.

Những công việc cường độ cao kích thích mạnh đến sự hứng thú của con người, làm tăng cường năng lực cạnh tranh của các quốc gia. Đó là những công việc thường xuất hiện ở các ngành khác nhau như: Dịch vụ tài chính, tư vấn, dược phẩm, luật và sản xuất...

Sẽ nguy hiểm cho cuộc sống của
bạn nếu bạn làm việc hơn 60h/tuần
Ảnh: press.princeton.edu

Hai tác giả Hewlett và Luce nhận thấy những dấu hiệu nguy hiểm tiềm ẩn khi phải làm việc hơn 60 giờ/ tuần: Đó là vấn đề về sức khoẻ và trục trặc trong gia đình đối với những người đảm nhiệm công việc có cường độ cao. Kèm theo đó là sự giảm dần hiệu quả làm việc khi họ phải chịu những mệt mỏi không thể tránh khỏi hay sự thiếu hụt lượng nước cần thiết tối thiểu.

Những công việc cường độ cao có thể làm giàu cho công ty bạn trong ngắn hạn.

Nhưng liệu công ty bạn có thể tồn tạilâu dài với phương thức làm việc như vậy hay không?

… Tới thực tế

Công việc ở công ty bạn nặng nhọc tới mức nào?

Ngoài những đặc điểm như: Tuần làm việc kéo dài hơn 60 giờ, phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng 24/7, lượng công việc không thể dự tính trước và thời hạn hoàn thành nhiệm vụ sít sao…, các công việc cường độ cao này còn có những yêu cầu điển hình như sau:

    Phạm vi trách nhiệm cao

    Có những việc phải thực hiện ngoài giờ làm thông thường

    Chịu trách nhiệm đối với lợi nhuận cũng như thiệt hại về tài chính

    Chịu trách nhiệm đối với những cố vấn hay kết quả tuyển dụng đưa ra

    Phải đi công tác nhiều

    Phải trực tiếp làm rất nhiều báo cáo

    Làm việc chân tay hơn 10 tiếng/ ngày ở công ty

Tại sao những công việcvới cường độ caonhư vậy lại gia tăng?

Những xu hướng giao thoa mạnh mẽ đã thúc đẩy sự gia tăng các công việc cường độ cao:

Do áp lực cạnh tranh mà mọi
người phải làm việc nhiều hơn
Ảnh:www.snoway.com

    Áp lực cạnh tranh. Với số lượng công việc ít hơn (do xu hướng liên doanh liên kết) và nguồn nhân tài đông hơn (do những nỗ lực đa dạng hoá), sự cạnh tranh để giành những vị trí công việc ở cấp độ cao ngày càng trở nên gay gắt. Người ta có động lực để làm việc nhiều hơn đối thủ của mình nhằm giành được những vị trí “béo bở”.

    Nét đặc trưng của “cường độ cao”. Nhiều người chấp nhận đặc trưng “cường độ cao” trong xã hội. Bằng chứng là những môn thể thao cảm giác mạnh và những show truyền hình thực tế về những trò giải trí mạo hiểm ngày càng xuất hiện nhiều hơn.
    Nét đặc trưng này đã len lỏi vào công việc, khiến cho những công việc cường độ cao trở nên hấp dẫn và đáng ao ước.

    Công nghệ truyền thông. Công nghệ đã đẩy nhanh sự chuyển đổi trong thói quen và hi vọng của con người. Thay vì đặt ra những giới hạn cho ngày làm việc của mình, họ thường xuyên gắn mình với điện thoại di động và những công việc ngập đầu.

    Nơi làm việc trở thành một trung tâm xã hội. Khi người ta có những người bạn thân và những thử thách ngày một nhiều hơn ở chỗ làm, họ sẽ vui vẻ ở lại làm việc muộn hơn. Gia đình và cuộc sống cá nhân của họ sẽ dần bị lãng quên. Và họ sẽ ca tụng và tôn trọng công việc chứ không phải gia đình.

    Nhiều công việc đòi hỏi chất xám. Hiện nay, các công ty đang tuyển dụng những nhân viên “hoạt động trí óc nhiều hơn chân tay”. Những người này thích trao đổi ý kiến với đồng nghiệp và có nhiều thời gian khơi gợi sự hào hứng chứ không phải những phiền toái.

    Toàn cầu hoá. Khi các công ty hoạt động trên phạm vi toàn cầu, thì nhu cầu làm việc ở nước ngoài tại nhiều múi giờ khác nhau ngày càng tăng – đòi hỏi các giám đốc phải đi công tác nhiều hơn và ngày làm việc cũng dài hơn.

Bất lợi

    Stress là một trong số những hậu
    quả của công việc quá tải
    Ảnh: www.yogainlasvegas.com

    Các số liệu thống kê nghiêm túc đã hé mở những bất lợi mà công việc cường độ cao gây ra:

    36% số người làm những công việc cường độ cao trong độ tuổi 25 tới 34 cho biết họ chắc chắn sẽ bỏ việc trong vòng một năm

    69% số người được các tác giả khảo sát tin chắc rằng họ sẽ khỏe hơn nếu làm việc ít đi.

    58% trong số người được khảo sát cho rằng những công việc cường độ cao tác động mạnh tới con cái của họ.

    65% số người được hỏi cho rằng họ sẽ từ chối được thăng cấp nếu như việc thăng cấp đó đòi hỏi họ phải mất nhiều công sức hơn.

(Theo Sylvia Ann Hewlett và Carolyn Buck Luce // Tuanvietnam)

  • Gian nan chuyển đổi nền kinh tế từ quản lý tập trung sang thị trường
  • 10 công trình nghiên cứu kinh tế có sức ảnh hưởng mạnh nhất 100 năm qua
  • Giao thông phản ánh tình hình kinh tế?
  • TS. Alan Phan: Cách đánh giá một nền kinh tế
  • Việt Nam: Bẫy thu nhập trung bình có thể xuất hiện sớm?
  • Chứng bệnh mất trí gây thiệt hại tới 604 tỷ USD
  • Đi trên biển mình phải theo chỉ dẫn của người Anh?
  • Thế hệ X và những bất đồng cần được xoa dịu (Phần 2)
  • Điều gì quyết định sự thành đạt?
  • Hiệu trưởng Harvard: “Đại học trong quá trình thay đổi thế giới”
  • Bạn có bao nhiêu người bạn?
  • Chưa già đã lẫn…
  • TS. Nguyễn Quang A: Nhìn lại các tập đoàn kinh tế nhà nước
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com