Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thế hệ X và những bất đồng cần được xoa dịu (Phần 2)

Bài trước đã đưa ra các vấn đề liên quan tới sự bất đồng trong quá trình làm việc giữa thế hệ X và Y. Sau đây là những ý kiến trái ngược về vấn đề này

Ý kiến của Jen

Đúng vậy, những người sinh từ năm 1946 đến 1964 khiến chúng ta thất bại, họ không biết cách dạy những người thuộc thế hệ X phương pháp quản lý như thế nào.

Liệu chúng ta đã được cung cấp đầy đủ các công cụ để quản lý tài chính của chúng ta chưa, làm cách nào để đạt được ước mơ của mình, chúng ta không cần phải theo bước chân của họ.

Chúng ta đang sai lầm khi cứ cố gắng để giống họ, sống cuộc sống nhờ vào những khoản tiền xanh rờn vô lương tâm, sống cuộc sống không thoải mái. Đã đến lúc những người thuộc thế hệ X nên thôi trách móc bố mẹ mình về những thất bại của chúng ta và hãy thức tỉnh.

Những quan điểm xung quanh xung đột giữa các thế hệ
cũng có nhiều điểm bất đồng
Nguồn: logoncafe.net

Nếu bạn muốn những đứa con của mình không bị phá sản và sống đúng theo những mơ ước của chúng, hãy dạy chúng cách ban tặng và gìn giữ, làm việc chăm chỉ, cố gắng hết sức mình và tiếp đến là TRỞ VỀ NHÀ. Đã đến lúc chúng ta học cách sắp xếp lại cuộc sống của chính mình và chịu trách nhiệm về những quyết định của chính mình.

Ý kiến của Tim Brown

Bài báo của bạn khiến tôi bất ngờ. Hầu hết những lời trích dẫn ẩn chứa những bực tức. Sự tức giận nhằm vào thế hệ già bởi vì thế hệ này đã không thể giúp những người bình luận ở trong bài báo này làm việc dễ dàng.

Có lẽ, tôi đã bỏ qua bối cảnh mà sẽ giải thích lý do tại sao sự tức giận này lại hợp lý. Nhưng liệu tất cả chúng ta có chịu trách nhiệm về thành công của chính mình không? Tôi cho rằng tôi cảm thấy bất ngờ với sự thiếu trách nhiệm cá nhân của những người bình luận này về chính sự nghiệp và cuộc sống của chính họ.

Vì vậy, các bạn đã không đạt được những ước mơ và mong muốn của mình? Cassius trong tác phẩm của Shakespeare đã nói rằng “Ôi, Brutus đáng kính, lỗi lầm không phải là ở những ngôi sao của chúng ta, mà là ở trong con người chúng ta, chúng ta luôn là những con người thấp kém.”

Ý kiến của Rich Finlay

Là một người “đứng đầu ngọn sóng” trong số những người sinh từ 1946 đến 1964, tôi cảm thấy thoải mái với tất cả điều này vì tôi có thể vẫn nhớ được rằng những người sinh trong những năm này bị coi là bất lợi như thế nào, bởi vì thế hệ trước chúng tôi đã tiến bộ nhanh chóng trong cơ quan của mình. Những người sinh năm từ 1946 đến 1964 sẽ phải sắp xếp lại sự tiến bộ của mình chậm hơn và ít hơn do sự chậm chạp của cơ thể.

Phải chăng những người thế hệ X
đã quá tức giận dẫn đến
cách nhìn nhận thiếu công bằng?
Nguồn: cnduk.org

Không nên quên rằng những người sinh từ 1946 đến 1964 đã biến đổi thế giới như thế nào. Tôi cho rằng mỗi thế hệ đều phải trải qua những giai đoạn giống nhau trong cuộc sống.

Ý kiến củaCarla

Tôi cũng đồng ý với lời bình luận của Tim, rằng thế hệ X đã quá tức giận. Là một người thuộc thế hệ Y, tôi đang làm việc trong một thị trường đầy biến động nhưng phải cố gắng để có được tấm bằng kinh tế và là một nhà kinh tế học. Sự gay gắt và oán giận sẽ chẳng đạt được kết quả gì. Tôi sẽ khuyên thế hệ X hãy vạch ra những điều họ thực sự muốn và hãy làm theo mong muốn đó. Tôi biết, nếu tôi có thể làm được thì họ cũng làm được.

Ý kiến củaDan

Là một thành viên thuộc thế hệ X, không một lời cảnh báo nào là đúng với tôi cả. Tôi thấy cuộc sống của mình tốt hơn bố mẹ và hầu hết do bố mẹ hoặc ít nhất điểm xuất phát của họ và những người khác từ thế hệ của bố mẹ mang lại cho tôi. Tôi không bao giờ thiếu cơ hội, tôi có một công việc điều hành tuyệt vời và không ngừng đấu tranh để tìm kiếm những người có năng lực để làm các công việc lương cao tương ứng.

Kinh nghiệm của tôi với những người thuộc thế hệ X cho thấy: họ nghĩ là thế giới nợ họ bởi vì họ học đại học. Hãy tỉnh giấc đi nếu bạn không có ước mơ trong cuộc sống, và đó là sai lầm của bạn. Tôi đồng ý với những lời bình luận trên đây, rằng điều này có thể chỉ là khúc ngoặt mà tất cả các thế hệ đều phải trải qua.

ý kiến của Bobby Olm-Shipman

Tôi cảm thấy bối rối trước những lời trích dẫn của những người thuộc thế hệ X và thấy thật khó có thể tin những lời này lại thể hiện đúng những quan điểm của thế hệ tôi. Tôi lập báo cáo, làm việc và quản lý rất nhiều người sinh năm 1946 đến 1964 và tôi học được nhiều kinh nghiệm từ họ.

Tôi học được cả những điều tích cực: động lực, tham vọng, cách làm việc và những điều tiêu cực: tự mãn, thiếu sự cân bằng trong công việc và cuộc sống, sự cứng nhắc. Tôi thích cạnh tranh với những người sinh từ năm 1946 – 1964 trong công việc và làm việc cùng họ trong các dự án vì điều này thách thức tôi cũng như chứng tỏ kinh nghiệm không phải lúc nào cũng thay thế được suy nghĩ đổi mới và không phải là cách tốt hơn.

Tôi thích tạo ra khoảng thời gian khó khăn cho những người sinh năm 1946 đến 1964. Khoảng thời gian đó là ngày cuối tuần, tôi muốn họ dành khoảng thời gian đó ở văn phòng làm việc để tạo ra khối lượng và chất lượng công việc tốt.

Những người sinh từ năm 1946 – 1964 có lợi thế để vươn tới những vị trí mà thế hệ X - thế hệ sinh sau tôi - và bản thân tôi phải mơ ước. Tuy nhiên, tôi tự tin rằng thế hệ của tôi phụ thuộc vào nhiệm vụ cạnh tranh với thế hệ những người sinh năm 1946 đến 1964 về những cơ hội việc làm nhưng vẫn đóng vai trò làm gương cho thế hệ Y kế tiếp.

Ý kiến của Brian

Những người sinh năm 1946 đến 1964, những người đấu tranh về quyền công dân và bình đẳng cho tất cả người lao động, họ đang già đi và đang tìm kiếm một cuộc đấu tranh mới.

Họ đã trải nghiệm suốt cuộc đời mình những cơ hội bình đẳng cũng như quyền công dân, và tôi cược rằng họ hầu như có thể xoá bỏ sự phân biệt buổi tác để thu về những lợi ích trong 20 năm. Họ cũng đang trong tiến trình về hưu, thay đổi thời khoá biểu làm việc và thay đổi sự nghiệp của mình. Người thuộc thế X nên nói: “Xin cảm ơn những người sinh năm 1946 đến 1964

Ý kiến của Angelo Giovas

Nói chung, ở Úc, các thế hệ sau những người sinh năm 1946 đến 1964 đang hưởng những lợi ích từ nền tảng công việc mà họ không tự tay làm ra (và điều tôi băn khoăn là khả năng phát triển từ những gì tôi trông thấy).

Mỗi thế hệ đều có những khác biệt với những khó khăn và thuận lợi riêng
Nguồn: ecx.images-amazon.com

Vấn đề đó là họ bị hút vào suy nghĩ, cho rằng họ có quyền đối với mọi thứ mà những người sinh năm 1946 đến 1964 có được sau 20 hoặc 30 năm làm việc ngay khi họ tốt nghiệp. Đó không hoàn toàn là lỗi của họ. Đó là sự kết hợp câu nói ngu ngốc “Nếu bạn có ước mơ thì bạn có thể đạt được nó (câu nói này rõ ràng nhưng không đúng trong thế giới thực).

Tôi ấn tượng với một mâu thuẫn đáng suy nghĩ trong những điều bạn nói “Tuy nhiên, rõ ràng sự tham gia của chúng ta cần được kết hợp với nhóm người tài năng thuộc thế hệ X, những người hiện tại nắm giữ nhiều vị trí lãnh đạo ở các cơ quan”.

Ý kiến củaJohn Acheson

Hãy thử trả lời một số câu hỏi dưới đây về những người sinh năm 1946 đến 1964 và những người thuộc thế hệ X:

Có bao nhiêu phần trăm trong các nhóm đó phải phụ thuộc vào các khoản cho vay hoặc trợ cấp sinh viên?

Có bao nhiêu phần trăm không có sự liên kết hoặc không có ai tuyển dụng khi tốt nghiệp?

Có bao nhiêu làm việc vất vả nhưng không được hưởng bảo hiểm y tế?

Có bao nhiêu phần trăm có thẻ tín dụng khi còn ngồi trên ghế trường đại học?

Có bao nhiêu phần trăm trong xã hội bị giết, bị làm hại hoặc bị lưu trữ hồ sơ vì phá sản?

Có bao nhiêu phần trăm được được chính thế hệ của họ tuyển dụng?

Có bao nhiêu phần trăm thuộc về thiểu số?

Cuối cùng, bạn có cho rằng những con số có tương quan với nhau không?

Tôi sẽ nói rằng bất cứ nhà thống kê nào cũng có thể chứng minh rằng có sự khác biệt sâu sắc giữa các thế hệ.

Điều đó có thể là nguyên nhân của sự tức giận cho dù rất dễ tranh luận về sự thất vọng ngày càng tồi tệ hơn…

Cuối cùng, liệt kê tên của một người thuộc thế hệ X được một người sinh năm 1946 đến 1964 thuê vào làm việc, kể tên một vị lãnh đạo trên thế giới sinh ra trong năm 1946 đến 1964 được một người thuộc thế hệ X thuê làm việc, kể tên nhiều người lãnh đạo trên thế giới sinh năm 1946 đến 1964 được những người sinh năm 1946 đến 1964 thuê làm việc.

Tại sao lại như vậy?

Ý kiến củaMikko Tiihonen

Cá nhân tôi cho rằng chúng ta, những người thuộc thế hệ X phải chịu trách nhiệm với cuộc sống của chính chúng ta. Tuy nhiên, tôi phải thừa nhận rằng ít nhất ở Phần Lan chúng ta đã chứng kiến sức mạnh chính trị của những người sinh năm 1946 đến 1964 nhằm thay đổi những quy luật của trò chơi mà họ yêu thích hơn một lần.

Thuế, quỹ lương và luật về hưu là những giới hạn mà những người sinh năm
1946 đến 1964 phải dừng lại trên con đường của họ. Vì dân chủ là chế độ độc tài của người trưởng thành, điều này hoàn toàn có thể mong đợi.

 Ý kiến của Ron

Những người thuộc thế hệ X đúng là một đám người hay cằn nhằn (Vâng, cũng tôi là một người sinh năm 1946 đến 1964). Thay vì than phiền về công việc của bạn, hãy nghĩ đến việc khởi đầu doanh nghiệp của riêng mình như thế nào có lẽ là tốt hơn!

Đến bao giờ và bằng cách nào
các thế hệ mới có thể tìm được tiếng nói
hòa hợp trong công việc?
Nguồn: bcaux.ca

Thay vì vạch ra những điều có thể giúp bạn có được một công việc trong ngành dịch vụ nhà tù thì tại sao bạn lại không tự đánh giá lại bản thân, tìm ra lý do tại sao bạn không đủ năng lực để lấy được bằng cấp kinh doanh giúp bạn có mức lương cao hơn. (Tôi cược rằng chuyên ngành của bạn không phải là kinh doanh/ kế toán/ tài chính…) Hãy thôi ngay cái trò phàn nàn và có trách nhiệm với cuộc sống, có rất nhiều tiền và nhiều cơ hội cho những người thực sự muốn LÀM VIỆC!

Ý kiến củaMarcus Scott

“Ron” rất giỏi chế nhạo hoặc chỉ biết đưa ra những lý do tại sao thế hệ X lại phàn nàn!

Tôi là một người sinh ra trong những năm 1946 đến 1964. Tất cả chỉ là một cái bằng, có thể một số người có bằng kinh doanh nhưng điều đó không có nghĩa là họ có một công việc lương cao. Có thể họ tài giỏi trong những lĩnh vực đó nhưng hoàn toàn không thể quản lý/ lãnh đạo người khác.

Ý kiến củaDan

Liệu tất cả chúng ta đều có thể tiến bộ chăng? Có vẻ như mỗi thế hệ lại có một thế mạnh mà thế hệ khác phải học hỏi.

Ý kiến củaKylie Towie

Tháng tới tôi sẽ bước sang tuổi 40, với tấm bằng MBA và một phần của tấm bằng này của tôi là nhờ có sự tư vấn của những người sinh năm 1946 đến 1964. Thay vì phàn nàn, tôi luôn làm việc chăm chỉ, nâng cao kỹ năng và thay đổi định hướng nghề nghiệp để đạt được mục đích của mình. Hiện tại, tôi đang ở trên con đường mình đã chọn cùng với sự giúp đỡ của những người sinh năm 1946 đến 1964

Sự thất vọng của tôi bắt nguồn từ sự thất vọng của thế hệ Y, những người luôn muốn thăng chức và được tăng lương trong khi đó họ không hề có chút kinh nghiệm nào. Ở Úc, khía cạnh văn hoá của những người thuộc thế hệ Y là nếu họ không được thăng chức trong vòng 2 năm thì họ sẽ bỏ việc!

Thế hệ Y nên theo dõi những người sinh năm 1946 đến 1964 và thế hệ X để học hỏi. Thế hệ X cũng nên xem xét và học hỏi. Nếu các bạn không chịu học hỏi, rất có thể các bạn lại bị bỏ lỡ cơ hội và thụt lùi.

Ý kiến củaElizabeth

Tôi 35 tuổi, một người rất trung thành thuộc thế hệ X. Tôi rất quan tâm đến Lý Thuyết về Các Thế hệ nhiều năm nay, không phải là cách chia các nhóm như một công cụ đa dạng. Nếu các bạn muốn hiểu biết thêm về bố cục của chu kỳ thế hệ, tôi khuyên các bạn nên đọc cuốn “Các thế hệ” của Strauss và Howes.

Tôi luôn cảm thấy phấn khởi khi đọc những lời bình luận của những người sinh năm 1946 đến 1964, những người thuộc thế hệ X và Y. Những bình luận này giúp các thế hệ thêm hiểu nhau và tôn trọng nhau hơn.

Tuy nhiên, tôi rất buồn khi thấy những người bình luận có ý tưởng khuấy động sự ghen ghét giữa các thế hệ. Thật là nực cười khi thấy những người sinh năm 1946 đến 1964 coi những người thuộc thế hệ X là “những đứa trẻ” trong khi đó trên thực tế - đến năm 2007 - những người thuộc thế hệ X đã trưởng thành và bước sang tuổi 30 (những người nhiều tuổi nhất thuộc thế hệ X cũng đã 45 tuổi!). Hơn nữa, những người thuộc thế hệ Y lớn tuổi một chút cũng đã bước sang tuổi trưởng thành và đủ điều kiện để tham gia vào lực lượng lao động.

Một người sinh năm 1946 đến 1964 nhạo báng những người thuộc thế hệ X hoặc Y vì “từ chối làm việc hơn 8 giờ/ ngày” đang sống trong một thế giới đầy rẫy những sự ghen ghét. Những người sinh năm 1946 đến 1964 là thế hệ lý tưởng, thế hệ đã chống lại và đấu tranh vì sự công bằng trong thời trẻ của họ. Tuy nhiên, họ “giáng vào đầu” những thế hệ sau vì những người này dám đặt ra vấn đề với họ. Thật không lành mạnh hoặc thậm chí chẳng có hiệu quả chút nào khi hi vọng rằng con người sẽ làm việc chăm chỉ hơn, lâu dài hơn cho đến khi chúng ta không còn sức lực?

Tôi tự hào về thế hệ của mình. Chúng tôi sinh ra trong giai đoạn tồi tệ nhất của nền kinh tế và phải rất sáng tạo trong cả hai mức độ: cá nhâncông việc chỉ để tồn tại.

Tôi cũng thấy được điều tuyệt với ẩn chứa trong những điều mà những người sinh năm  1946 đến 1964 mang lại cho thế giới và tôi tôn thờ cách suy nghĩ nhanh trí và sự hiểu biết của những người thuộc thế hệ Y. Vì vậy, sẽ thật là đáng buồn khi những lời bình luận này không thể mang lại sự thiện chí, sự tôn trọng bình dị đó.

(Theo Tammy Erickson // Harvard Business Online -Tuanvietnam)

  • Gian nan chuyển đổi nền kinh tế từ quản lý tập trung sang thị trường
  • 10 công trình nghiên cứu kinh tế có sức ảnh hưởng mạnh nhất 100 năm qua
  • Giao thông phản ánh tình hình kinh tế?
  • TS. Alan Phan: Cách đánh giá một nền kinh tế
  • Việt Nam: Bẫy thu nhập trung bình có thể xuất hiện sớm?
  • Điều gì quyết định sự thành đạt?
  • Hiệu trưởng Harvard: “Đại học trong quá trình thay đổi thế giới”
  • Bạn có bao nhiêu người bạn?
  • Chưa già đã lẫn…
  • TS. Nguyễn Quang A: Nhìn lại các tập đoàn kinh tế nhà nước
  • "Hiệu ứng Domino" trong cơ cấu kinh tế toàn cầu
  • Hiệu trưởng Faust: Harvard phải đi đầu trong giai đoạn bất ổn
  • Toàn cầu hóa và những hiểu lầm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com