Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khi nào doanh nghiệp cần tư vấn ?

Phần lớn các DN tìm đến tư vấn khi gặp những vấn đề tồn đọng trong tổ chức chưa được giải quyết triệt để

Phần lớn các DN tìm đến tư vấn khi gặp những vấn đề tồn đọng trong tổ chức chưa được giải quyết triệt để

 Với khoảng 90% DN VN mới ở độ tuổi 10 -15 năm, việc tái cấu trúc từ quy mô, nhân sự đến chiến thuật, chiến lược kinh doanh... trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế gặp không ít khó khăn. Nhiều chuyên gia nhận định rằng vào thời điểm này các DN rất cần sự hợp tác với các DN tư vấn để có được những lời khuyên khách quan và hữu ích.

GS TS Toanraad Tommissen – Chủ tịch MCI VN (Viện huấn luyện và tư vấn quản trị VN) cho biết: "Thời gian qua, số DN tìm đến văn phòng của ông thuê tư vấn đông hơn hẳn".

Nhu cầu ngày càng đông

Nếu trước đây đa phần khách hàng thuê làm thủ tục thành lập DN, kiện cáo tranh chấp đất đai thì nay, số khách hàng tìm đến xin được tư vấn về các lĩnh vực hoạt động sản xuất, nhân sự... tăng đáng kể. Ví dụ, có một DN thương mại khi thấy doanh số bán hàng giảm đã quyết định sa thải một số nhân viên bán hàng cũ, tuyển người mới. Nhưng sau một thời gian, doanh thu vẫn không tăng, thậm chí tiếp tục giảm. Chủ DN này đưa ra nhiều giải pháp nhưng vẫn không mang lại hiệu quả. Đến lúc đó, chủ DN đã phải tìm đến văn phòng ông để được “bắt bệnh”, và tìm kiếm giải pháp tái cấu trúc DN. Nguồn gốc của sự việc này có thể là cơ chế tiền lương đã không còn phù hợp, hoặc chính sản phẩm của DN không còn sức hút với khách hàng. Các nhà tư vấn có thể chỉ ra cho DN những thiếu sót, kẽ hở, hay căn nguyên của “căn bệnh” trong các lĩnh vực nhân sự, luật pháp, tài chính... và đưa ra những giải pháp phù hợp với từng DN trong tình hình thực tế - ông Toanraad Tommissen cho biết.

 Các nhà tư vấn có thể chỉ ra cho DN những thiếu sót, kẽ hở, hay căn nguyên của “căn bệnh” mà DN đang gặp phải.

Ông Toanraad Tommissen nhận xét, phần lớn các DN tìm đến tư vấn khi gặp những vấn đề tồn đọng trong tổ chức chưa được giải quyết triệt để, những thụ động về tương lai của hoạt động DN đó... Thêm vào đó là những vướng mắc khác mà DN hay gặp phải như các vấn đề nảy sinh trong quá trình thương thuyết hợp đồng...

Theo nhiều chuyên gia tư vấn, để nâng cao hiệu quả tư vấn cần sự chuyên nghiệp từ cả phía DN và các nhà tư vấn. DN cần tuân thủ và theo đến cùng các bước, quy trình mà nhà tư vấn đã soạn sẵn. Còn các nhà tư vấn cần nghiên cứu, tìm tòi để đưa ra những kế sách thuận lợi nhất cho DN.

Phải nâng cao tính chuyên nghiệp

Ông Lê Chí Công – Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu cho biết: Hiện nay, tư vấn vụ việc nhiều nhất ở các DN là cần đầu ra cho sản phẩm, tư vấn ISO (DN thường lựa chọn loại tư vấn này vì đem lại lợi ích cho thương hiệu )... Nhưng với những tư vấn trọn gói tái cấu trúc DN thì cần một chính sách lâu dài, có chiến lược marketing, vận hành, sắp xếp lại bộ máy để giải quyết bài toán tổng thể. Gói tư vấn này có thể kéo dài trong nhiều năm và đôi khi khiến nhiều DN nóng vội không muốn theo đến cùng.

Đặc biệt, để nhận diện nhà tư vấn chuyên nghiệp khi DN có nhu cầu là chuyện không đơn giản. Bởi đôi khi, sự không chuyên nghiệp của các nhà tư vấn khiến DN dễ đi vào bế tắc.

Để trở thành nhà tư vấn luật hay tư vấn DN, ngoài sự hiểu biết về chuyên môn, luật sư cần hiểu biết thêm nhiều ngành luật khác, tránh trường hợp làm chuyên sâu và hướng cho khách hàng của mình chỉ biết về một vấn đề. Bên cạnh đó, họ cần phải có kỹ năng tư vấn, kinh nghiệm, đạo đức và đặc biệt tâm huyết với nghề để đem lại hiệu quả cho DN, đem lại công bằng cho xã hội. Ông Lý Trường Chiến – Chuyên gia tư vấn quản trị cao cấp: Người làm tư vấn DN, cần phải có sự hiểu biết sâu, rộng về thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế. Và điều quan trọng, phải có trải nghiệm trong cuộc sống cũng như trong điều hành DN. Ngoài ra, họ còn phải tự khẳng định mình bằng kinh nghiệm, thành tích công việc.

(Theo Hải Ngọc // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Gian nan chuyển đổi nền kinh tế từ quản lý tập trung sang thị trường
  • 10 công trình nghiên cứu kinh tế có sức ảnh hưởng mạnh nhất 100 năm qua
  • Giao thông phản ánh tình hình kinh tế?
  • TS. Alan Phan: Cách đánh giá một nền kinh tế
  • Việt Nam: Bẫy thu nhập trung bình có thể xuất hiện sớm?
  • Bàn cách đón đầu cơ hội thời hậu khủng hoảng
  • M&A doanh nghiệp: Luật cần mở hơn!
  • Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DN: Lại vướng... cơ chế
  • Tận dụng cơ hội trong khủng hoảng
  • Có cần một đạo luật riêng về độc quyền nhà nước?
  • Xu thế kinh tế thế giới cuối năm 2009
  • M&A ở VN thiếu chuyên nghiệp
  • Bẫy giăng phía trước
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com