Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Câu chuyện máy fax hay hiệu ứng mạng lưới

Có một câu chuyện kinh điển trong số những bài học vỡ lòng về kinh tế, minh họa cho sức mạnh của hiệu ứng mạng lưới: Chiếc máy fax đầu tiên trên thế giới gần như chẳng mang lại giá trị nào cho chủ nhân của nó, bởi chẳng có ai khác để người này gửi hay nhận fax. Tuy nhiên, thời gian trôi qua, giá trị của chiếc máy đầu tiên đó đã tăng lên khi ngày càng có nhiều người mua máy fax, và người chủ của nó có thể nhanh chóng gửi và nhận fax từ mọi ngóc ngách xa xôi trên trái đất.

Điểm mấu chốt của câu chuyện nằm ở chỗ giá trị của một nút thắt nhân lên ra sao khi càng ngày càng xuất hiện nhiều nút thắt hơn trong mạng lưới đó. Đây thường được gọi là hiệu ứng mạng.

Giờ thì hãy thử mở rộng đôi chút tình tiết câu chuyện. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu cùng một lúc có nhiều máy fax cùng tham gia vào mạng lưới, liệu hiệu suất hoạt động của mỗi chiếc máy có được nâng cao một cách nhanh chóng không? Kết quả mang lại là hiệu ứng khuyếch đại so với mức xuất phát điểm. Một mặt, hiệu quả sẽ được nhân lên thêm một bậc khi gia tăng thêm một nút thắt. Mặt khác, hiệu ứng khuyếch tán cũng ngày càng rộng khi chất lượng hoạt động của chính bản thân hệ thống máy móc đó được cải thiện.

Giá trị của một nút thắt nhân lên khi càng ngày càng xuất hiện nhiều nút thắt hơn trong mạng lưới. Ảnh: mynetresearch.info

Tất nhiên, máy fax chẳng thể nào tự mình vận hành tốt hơn khi bạn mở rộng mạng lưới bằng cách gia tăng số lượng. Tuy nhiên, con người và các tổ chức thì lại là một vấn đề khác. Và đó chính là điểm hấp dẫn hơn nhiều trong khái niệm về hiệu ứng mạng – khi chúng ta vận dụng nó vào việc tìm hiểu xem con người có thể đạt được kết quả làm việc tốt hơn như thế nào.

Chẳng hạn, chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn bổ sung thêm nhiều thành viên tham gia hơn vào một môi trường được thiết kế chu đáo? Trò trơi trực tuyến World of Warcraft (WoW) là một ví dụ điển hình trong trường hợp này. Hiện nay có trên 11,5 triệu người trên khắp thế giới chơi World of Warcraft. Kết quả của trò chơi được tính bằng điểm kinh nghiệm, những điểm này được trao cho game thủ khi họ thành công vượt qua các thử thách với mức độ khó tăng dần.

Phải mất tới gần 150 giờ cộng dồn để kiếm được 2 triệu điểm kinh nghiệm đầu tiên, nhưng trung bình mỗi một game thủ đều có khả năng giành được 8 triệu điểm kinh nghiệm nữa trong 150 giờ chơi tiếp theo. Mặc dù khi càng nâng cao cấp độ, con đường để đạt được số điểm kinh nghiệm càng trở nên khó khăn hơn; nhưng những người chơi World of Warcraft cũng có thể nâng cao trình độ lên tới bốn lần khi tiếp tục chơi.

Họ làm được điều đó bằng cách nào? Hầu hết game thủ đều tìm cách nâng cao trình độ bằng cách tham gia vào một cộng đồng rộng lớn các diễn đàn thảo luận, tiếp cận các kho dữ liệu, tận dụng các video hướng dẫn, mà tất cả đều không nằm trong bản thân trò chơi. Ở nơi đây họ có thể chia sẻ kinh nghiệm, kể các câu chuyện, cùng nhau chúc mừng (và phân tích) những thành tích vượt trội, và khám phá các cách tiếp cận sáng tạo để vượt qua những thử thách trước mắt.

“Thế giới tri thức” này quả thực rất có chiều sâu, và quy mô rất rộng: chỉ riêng ở Hoa Kỳ, những diễn đàn chính thức được host bởi hãng Blizzard Entertainment (cha đẻ của WoW) đã lưu trữ tới hàng chục triệu bài viết ở hàng trăm diễn đàn khác nhau. Và trên thực tế, đây mới chỉ là những diễn đàn được host bởi Blizzard. Chưa kể tới các diễn đàn độc lập khác cũng gia tăng với một tốc độ chóng mặt, thậm chí còn nhanh hơn diễn đàn chính thức.

Đó chưa phải là điều thú vị nhất, mà chính là: càng nhiều người chơi tham gia và tương tác với thế giới tri thức của WoW, thì giá trị của các nguồn lực càng tăng lên, và khả năng nâng cao trình độ cũng vì thế mà nhanh hơn. Nói một cách khái quát hơn, càng nhiều người tham gia, sự tương tác giữa những người này càng cao, trong một môi trường được gây dựng và cơ cấu chu đáo, thì tốc độ nâng cao thành quả càng gia tăng.

Hãy dành chút thời gian để nghĩ về điều này. Nếu nhìn nhận những gì chúng ta đang chứng kiến từ WoW, không chỉ giới hạn trong phạm vi của một trò chơi, thì chúng ta sẽ thấy sự trỗi dậy của một loại hình đường cung học hỏi (learning curve) kiểu mới. Trong đó, chúng ta mở rộng quy mô liên kết và học hỏi thông qua cơ chế kéo hơn là mở rộng hiệu quả thông qua cơ chế đẩy. Mô hình này được gọi là “đường cung hợp tác”.

Những đường cung hợp tác nắm giữ tiềm năng huy động các nhóm tham gia với quy mô lớn hơn, đa dạng, phong phú về thành phần hơn, từ đó tạo ra các giá trị mới. Tuy vậy, cho tới nay, dấu hiệu nhận biết đường cung hợp tác vẫn chưa có gì rõ nét. Những đường cung này có thể giải thích sự gia tăng trong các nỗ lực mạng lưới trải rộng từ lĩnh vực phát triển phần mềm mã nguồn mở tới mô hình “crowdsourcing”[1] hay “mạng lưới sáng tạo”.

Dù là nỗ lực dưới bất kì hình thức nào, thì những bước tiến vượt bậc trong thành quả hoạt động cũng có xu hướng tăng lên khi trình độ của các thành phần tham gia được cải thiện qua quá trình làm việc với nhau. Những bước nhảy này cho phép hình dung về hình dạng và sức mạnh của đường cung hợp tác, một động lực, một nhân tố mới trong cuộc sống cá nhân và công việc của chúng ta. Nó cũng giải thích tại sao chúng ta - khi làm việc, chơi và học hỏi cùng nhau – đều trở nên hoàn thiện hơn.

(Theo Tuyết Lan//John Hagel III, John Seely Brown (JSB), và Lang Davison//TuanVN)

  • TVC Online hiệu quả hơn quảng cáo trên TV kênh nhỏ
  • Từ chuyện gả chồng cho Ngân Lượng
  • Quảng cáo trực tuyến: Công nghệ Re-Targeting gia tăng nhận diện thương hiệu
  • Nobel Kinh tế 2012 có ích cho… ghép thận
  • Cuộc chiến khốc liệt chợ thật – chợ ảo
  • Mật khẩu trực tuyến tương lai có thể là bản đồ 3D
  • Xu hướng nhập khẩu công nghệ mới trong sản xuất đồ uống
  • Định vị xu hướng truyền thông mới
  • Thử nghiệm công nghệ 4G: Không quá sớm
  • Dịch vụ nội dung số và những mảng sáng tối
  • Thiết kế sản phẩm và dịch vụ-nhóm làm việc hoàn hảo
  • CNTT và triển vọng đổi mới việc dạy và học
  • Internet sẽ làm marketing truyền thống biến mất?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com