Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bạn đã sẵn sàng đối mặt với sự bất ổn toàn cầu?

Darwin đã nói, kẻ tồn tại được không phải là người mạnh nhất hay thông minh nhất mà đó chính là những người có khả năng thích ứng cao nhất. Vậy công ty của bạn đã có những kế hoạch gì để thích ứng với những thay đổi toàn cầu chưa?

Paul J. H. Schoemaker là người sáng lập và là chủ tịch hội đồng quản trị của Công ty Tư vấn Quản lý Giáo dục phần mềm Hoạch định toàn cầu (Decision Strategies International) và là Giám đốc nghiên cứu của trung tâm Mack dành cho các đổi mới công nghệ ở trường Wharton.

Ông là đồng tác giả với George Day của cuốn “Tầm nhìn ngoại biên: phát hiện các dấu hiệu suy yếu có thể khiến công ty bạn phá sản” (NXB Trường kinh doanh Havard, năm 2006).

Các dòng tít gần đây xuất hiện trên báo chí như: Các vụ sa thải ở Citigroup, Sự suy thoái kinh tế đột ngột của Iceland, Sự thiếu hụt thực phẩm toàn thế giới v.v… đã cho thấy sự bất ổn nghiêm trọng mang tính toàn cầu đang ở phía trước.

Tất cả các công ty, đặc biệt là các công ty đa quốc gia cần chuẩn bị để đối phó với những vấn đề này.

Đáng tiếc là nhiều công ty đã không có sự chuẩn bị tốt. Những kế hoạch mà các hệ thống ngân sách và dự báo truyền thống đã đưa ra để đối phó với các hiểm hoạ trong thời kỳ bất ổn tỏ ra không hiệu quả.

Điều cần làm lúc này là các công ty cần lập kế hoạch kiểm định các chiến lược và các tiến trình ứng phó với hàng loạt tình huống diễn ra trong tương lai nhằm xác định điểm yếu của mình. Từ đó, các công ty này có thể tự điều chỉnh để trở nên bền bỉ và chủ động hơn.

Nhưng thường thì lập kế hoạch không được quan tâm như các việc trước mắt: phát triển sản phẩm mới, cạnh tranh với một đối thủ hiếu chiến, đạt được các mục tiêu doanh thu. Vì vậy khi các sự kiện mang tầm vĩ mô xảy ra, hậu quả thật khôn lường.

Cần phải lập một kế hoạch chắc chắn và kỹ càng nếu như bạn muốn đứng vững trước những biến động. Nguồn: weforum.org

Nếu công ty bạn không thực hiện việc lập kế hoạch, bạn có thể làm gì để tăng sức đề kháng của công ty trong thời gian tới?

Linh hoạt chính là chìa khoá để giải quyết sự mất ổn định. Bạn không muốn bị lệ thuộc vào một chiến thuật hay một nhà cung cấp. Nếu công ty bạn gặp vấn đề bế tắc như một số công ty tài chính đã mắc phải do đặt cược quá nhiều vào các vụ tín dụng nhà ở thứ cấp, thì hãy gỡ bỏ các cam kết hoặc cân nhắc những cá cược của bạn.

Nếu công ty bạn phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp mà các hoạt động của họ bạn không nắm rõ thì hãy chuẩn bị một số các giải pháp dự phòng. Nếu không, công ty bạn sẽ có thể rơi vào tình cảnh không hay như của Baxter International, Mattel và hàng loạt các công ty thức ăn vật nuôi khác.

Nếu bạn đã thực hiện việc lập kế hoạch thì các sự kiện gần đây có khiến bạn xem xét lại một vài dự đoán của mình không?

Thường xuyên xem xét lại việc lập kế hoạch là kinh nghiệm hay nhất, ngay cả khi các thay đổi bên ngoài có tính tích cực. Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, các chuyên gia của Royal Dutch/ Shell đã nhận thấy chiến thuật của mình cần phải thích ứng với trật tự địa lý chính trị mới trên thế giới: một siêu cường duy nhất, sự lớn mạnh của Trung Quốc và sự mở cửa của các quốc gia Xô Viết.

Xây dựng khả năng thích ứng và tính bền bỉ là một nỗ lực lâu dài:

Luôn đặt ra những tình huống có thể xảy ravà đưa ra những giải pháp linh hoạt. Nguồn: ogilvy.com

- Sử dụng việc lập kế hoạch để nâng cao hiểu biết về tổ chức của bạn cũng như khả năng dự đoán tương lai. (Shell, Sprint và Ngân hàng thế giới là bậc thầy trong lĩnh vực này)

- Đưa ra những chiến thuật mềm dẻo, linh hoạt, có khả năng thích ứng cao để ứng phó với các tình huống ngoài dự đoán dựa trên hiện trạng của công ty bạn. Trong những chiến thuật này, các đầu tư mang tầm chiến lược như xây nhà máy hoặc đầu tư vào hoạt động nghiên cứu phát triển được xem như một cuộc thử nghiệm chứ không phải một cam kết.

Việc tiếp tục hay không sẽ được quyết định tuỳ thuộc vào tình hình bất ổn trong tương lai. BP đã rất giỏi trong tư duy chiến thuật kiểu này. Google cũng vậy, hãng này đã tìm cách phát triển một hệ thống các “Googlettes[1]” mà nó xem như những lựa chọn cho tương lai.

 - Xây dựng một hệ thống điều tiết cơ động để theo dõi tình hình thế giới bên ngoài cũng như đánh giá tiến bộ bên trong bằng các kế hoạch và chiến lược thực hiện. Chẳng hạn một hệ thống bù vào xu hướng thái quá của con người với các đặc trưng bề mặt (chẳng hạn sự gia tăng đột biến trong doanh số bán hoăc sự sụt giảm trong tỷ lệ lãi suất) hay sự phản ứng lại yếu ớt đối với dấu hiệu của những thay đổi cơ bản và sâu sắc hơn (P&G, IBM, và NASA là các cơ quan đã thực hiện tốt việc này).

- Nâng cao khả năng ứng biến của công ty bạn về mặt tổ chức, hoạt động và thưởng phạt để ứng phó tốt hơn với các tình huống. Ví dụ nhà sản suất vải sợi WL Gore miễn việc sử dụng các chức danh để giảm thiểu sự quan liêu và tính thứ bậc. Kết quả là thông tin được truyền đi nhanh chóng trong suốt tổ chức khiến cho hành động trở nên nhanh nhạy hơn.

Cơ cấu tổ chức của Microsoft trong những năm giữa 1990 đã cho phép nó nhanh chóng thích ứng trước các hiểm họa download của Netscape.

- Cải tiến các thủ tục ra quyết định và cung cấp thông tin để nâng cao tính thận trọng thông qua các hệ thống bên ngoài và bằng cách cân bằng hợp lý các công cụ truyền thống. Sự thâm nhập của Apple vào lĩnh vực âm nhạc và điện thoại qua dòng sản phẩm iPod và iPhone là kết quả của việc phân tích thông tin thị trường một cách khôn ngoan cùng sự quyết đoán của của Steve Jobs và một số lãnh đạo khác.

Những người này đã biết cách cân bằng các dụng cụ phân tích với các phán đoán trực giác. Eli Lilly và Ngân hàng Đức đã sử dụng các dự đoán thị trường nhằm đảm bảo tất cả các thông tin, đặc biệt là thông tin bên lề đến được với các nhà lãnh đạo cấp cao.

-Tăng cường vai trò lãnh đạo ở các cấp trong tổ chức để có thể xử lý nhanh chóng hơn trong việc giải quyết khủng hoảng và các tình huống bất ngờ. (GE và McKinsey rất giỏi việc này)

Ai có khả năng thích ứng nhanh người đó sẽ tồn tại. Nguồn: brownboxx.com

Như Darwin đã nói, kẻ tồn tại được không phải là người mạnh nhất hay thông minh nhất mà đó chính là những người có khả năng thích ứng cao nhất.

Công ty bạn đã làm gì để tăng khả năng thích ứng? Các sự kiện xảy ra gần đây trên thế giới có làm tăng nỗ lực của công ty?

(Paul J. H. Schoemaker // Theo Harvard’S - Tuanvietnam)

  • Phát hiện những “điểm mù” của công ty bạn
  • Sử dụng bán cầu não phải - xu hướng quản trị mới?
  • Bốn biện pháp để tăng trưởng trong thời kỳ suy thoái
  • Ý tưởng hay bắt nguồn từ đâu?
  • Sáu động lực mang lại sự đột biến
  • Hình mẫu cho những nhà quản lý mới
  • Thay đổi cách thức tạo nên giá trị
  • Chiến lược quản lý thời gian
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com