Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sử dụng bán cầu não phải - xu hướng quản trị mới?

Não phải hay não trái đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định mọi vấn đề hay cần sự phối hợp nhịp nhàng của hai phần? Hãy cùng Tom Davenport lý giải vấn đề lý thú này qua bài viết sau.

Câu trả lời của tôi là “không”, và tôi tin điều đó là đúng. Kể từ năm 2005, khi đọc cuốn A Whole New Mind(TD: Một tư tưởng hoàn toàn mới) của Daniel Pink[1], tôi đã có câu trả lời như vậy.

Theo các kết quả nghiên cứu, bán cầu não trái điều khiển nửa thân người bên phải, bán cầu não phải thì ngược lại. Bán cầu não trái có vai trò chính chỉ huy các mặt nói, viết, tính toán, tư duy và phán đoán. Bán cầu não phải chủ đạo về các mặt như kỹ năng khéo léo, mỹ thuật, âm nhạc, tình cảm, lòng say mê và óc thẩm mỹ...

Bán cầu não trái thường phát triển tốt hơn bán cầu não phải. Điều này giải thích lý do đa số nhân loại thuận tay phải. Theo một nghiên cứu khác của Đại học Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc, người dân Trung Quốc sử dụng bán cầu não phải nhiều hơn người phương Tây, do đặc điểm ngôn ngữ phức tạp.

Pink đưa ra ý tưởng chúng ta là những cư dân của vùng đất tự do, là thành viên của ngôi nhà dũng cảm. Chúng ta cần phải từ bỏ những hoạt động của bán cầu não trái (một phần bởi vì chúng ta không thể cạnh tranh với người Ấn Độ và người Trung Quốc) và chú tâm vào sử dụng bán cầu não phải - nơi nảy sinh ra những ý tưởng sáng tạo hay không.

Tôi tưởng rằng ý tưởng này đã bị người ta lãng quên, nhưng giờ đây một lần nữa Janet Rae-Dupree[2] lại nhắc lại nó.

Bài báo của Rae-Dupree đăng trên tờ New York Times mang một cái tựa có vẻ rất ngớ ngẩn: Let Computers Compute: It’s the Age of the Right Brain (TD: Hãy để cho máy tính suy nghĩ: Đây chính là thời đại của bán cầu não phải). Bài báo khẳng định:

“Tại sao lại phải tốn công tốn sức phát triển phần não bên phải của chúng ta? Đó là bởi vì phần lớn các công việc mà phần não bên trái xử lý như lập trình, kế toán tài chính và thực hiện các cuộc gọi định tuyến (những công việc đã từng được các công nhân Mỹ thực hiện), thì giờ đây chúng có thể được thực hiện một cách hiệu quả hơn và có chi phí thấp hơn ở châu Á (với sự trợ giúp của máy tính).

Nếu những công việc này có thể thuê ngoài (outsourced) hoặc sử dụng công nghệ tự động thì chúng đều đã được thực hiện. Giờ đây, những tấm bằng Thạc sỹ Nghệ thuật (MFA: master of fine arts), theo như Pink nói: “là một tấm bằng quản trị kinh doanh mới”.

Một bán cầu não sẽ đảm trách các kỹ năng cụ thể và khi được phát triển, nó sẽ đem lại những bộ kỹ năng hoàn toàn khác nhau. Nguồn: ruf.rice.edu

Bài báo của Rae-Dupree có một điểm tích cực, nó đã đưa ý tưởng về “mối liên kết recht uber” quay trở lại với nguồn gốc của nó. Tuy nhiên, quan điểm của bài báo về vấn đề này vừa sai lầm lại vừa giả dối.

Ví dụ: Trên thực tế, rõ ràng máy tính không thể tính toán được nếu như không có con người lập trình hoạt động cho chúng, còn các cuộc gọi định tuyến thì đã được máy móc thực hiện cách đây vài thập kỷ. Tôi nghi ngờ việc tuyển dụng những người có bằng Thạc sỹ Nghệ thuật và mức lương khởi điểm của họ được so sánh với những người có bằng Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA - Master of Business Administration) là một sự thật hoàn toàn khác mà Pink không để ý đến.

Bài viết này và cuốn sách của Pink không có ích cho người đọc, ngay cả khi chúng chính xác và xuất phát từ thực tế. Đầu tiên, chúng giả định rằng người châu Á chỉ làm tốt những công việc do bán cầu não trái xử lý, điều này rõ ràng là không chính xác.

Sự sáng tạo và trực giác do phần não bộ bên trái xử lý? Nguồn: lazaris.com

Ví dụ như ở Ấn Độ, tự hào vì có một truyền thống về toán học, cũng như sự giàu có về những giá trị văn hóa, nghệ thuật. Hiện nay, cũng có những nhà quản lý nổi tiếng thế giới người Ấn Độ (như Mira Nair[3]) và Trung Quốc (như Wong Kar-Wai[4]).

Điểm thứ hai quan trọng hơn, bài báo và cuốn sách này đã giả định sai lầm rằng những công việc được thực hiện tốt phụ thuộc bởi một nửa não bộ.

Thực tế thì những công việc đưa tập thể hoặc cá nhân người Mỹ (cả người Ấn Độ và Trung Quốc) đến thành công là những công việc đòi hỏi quá trình xử lý của cả hai phần não bộ.

Ngày càng có nhiều công việc ở Mỹ hoặc các nền kinh tế phát triển khác cần đến sự hiểu biết về toán học và những khái niệm về tính toán.

Thậm chí vai trò của bán cầu não phải sẽ được phát huy bởi các phép tính phức tạp về toán học và logic. Ví dụ: Diễn viên Will Smith[5] tự gọi mình là “người quan tâm tới những khuôn mẫu phổ biến”, và nghiên cứu những kết quả tại quầy bán vé sau mỗi tuần cho đến khi đạt được khuôn mẫu của sự thành công.

Lần đầu tiên khi đến Hollywood, anh và người phụ tá của mình đã phân loại những bộ phim thành công, và đi đến kết luận rằng những bộ phim có những “hiệu ứng đặc biệt” sẽ thành công rực rỡ.

Rõ ràng không chỉ có bán cầu não phải của Smith suy nghĩ khi anh quyết định tham gia bộ phim Men in Black (TD: Người đàn ông trong bộ đồ đen).

Nhìn lại những bộ phim mà Smith đã đóng - những bộ phim đã đem lại mức doanh thu 120 triệu USD hoặc hơn, chúng ta có thể thấy rằng bên cạnh việc để ý đến cốt truyện và cách diễn xuất, anh cũng rất quan tâm đến xu thế phát triển của ngành điện ảnh.

Bạn sử dụng phần nào của não bộ? Nguồn: bp2.blogger.com

Tương tự, theo truyền thống những công việc cần sự sáng tạo và trực giác do phần não bộ bên trái xử lý. Những nhân viên thống kê và những nhà phân tích định lượng xuất sắc nhất đều là người có trực giác và sự sáng tạo. Những gì được coi là giả thiết của trực giác chẳng phải đều bắt nguồn từ số liệu hay sao?

Và nếu như họ (những nhân viên thống kê và những nhà phân tích định lượng) không thể giải thích những kết quả của họ một cách dễ hiểu cho những người có trách nhiệm ra quyết định thì ý kiến của họ sẽ không có nhiều sức thuyết phục.

Các học viên chuyên ngành tiếng Anh và phim ảnh không nên lảng tránh những khóa học về toán học, còn những người đam mê toán học thì nên học cách sử dụng trực giác và dùng từ ngữ thích hợp để thể hiện bản thân mình.

Chỉ đề cao một phần của não bộ vừa giết chết sự nghiệp của một cá nhân, vừa dẫn đến khả năng suy thoái kinh tế của toàn xã hội. Chúng ta có một cụm từ rất hay để mô tả những người chỉ biết sử dụng một phần của não bộ, đó là: Những kẻ ngu ngốc.

Còn bạn, bạn sử dụng phần nào của não bộ?

(Tom Davenport// Theo Tuanvietnam // Harvard Business Online)

  • Phát hiện những “điểm mù” của công ty bạn
  • Bạn đã sẵn sàng đối mặt với sự bất ổn toàn cầu?
  • Bốn biện pháp để tăng trưởng trong thời kỳ suy thoái
  • Ý tưởng hay bắt nguồn từ đâu?
  • Sáu động lực mang lại sự đột biến
  • Hình mẫu cho những nhà quản lý mới
  • Thay đổi cách thức tạo nên giá trị
  • Chiến lược quản lý thời gian
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com