Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Biến khủng hoảng thành cơ hội cải tổ

Howard Stringer - CEO của Sony phát biểu trên tờ Economist rằng: “Khi khủng hoảng diễn ra, đối với tôi đây là điều may mắn bất ngờ, bởi vì tôi có thể tổ chức lại công ty mà không cần phải đối đầu với những sức ép từ tình hình hoạt động hiện tại”.

Các cuộc khủng hoảng gây ra sự đổ vỡ nhưng các nhà quản lý hiểu biết có thể sử dụng các cuộc khủng hoảng để đem lại lợi thế cho mình trong việc thực hiện thay đổi trong nội bộ tổ chức. Thách thức đặt ra là làm thế nào để định hình khủng hoảng như một cơ hội, không phải chỉ là đối với giám đốc mà còn đối với cả tổ chức.

Các cuộc khủng hoảng gây ra sự đổ vỡ nhưng các nhà quản lý hiểu biết có thể sử dụng các cuộc khủng hoảng để đem lại lợi thế cho mình trong việc thực hiện thay đổi trong nội bộ tổ chức. Ảnh: Corbis

Trên thực tế, với tổ chức đang thay đổi thì đây chính là thời điểm để những người cấp trung, hoặc thậm chí ở tuyến đầu, nâng cao và chứng tỏ dũng khí của mình. Các cuộc khủng hoảng như hiện nay, theo như một người bạn của tôi, Stew Friedman, đã viết, có thể là những cơ hội cho những điều tốt đẹp xảy ra. Định hình cuộc khủng hoảng hiện nay là rất cần thiết.

Tập trung vào tổ chức. Một câu hỏi thuộc về lãnh đạo là “tổ chức cần tôi làm điều gì?”. Câu trả lời cho câu hỏi đó sẽ giúp người lãnh đạo tập trung các nguồn lực vào những cải thiện cần thiết cũng như loại bỏ những điều không cần thiết.

Hãy dừng tất cả những việc chỉ phục vụ quy trình chứ không phục vụ con người. Loại bỏ các dự án chỉ “gây thêm việc” chứ không phải tạo ra sự tiến triển.

Tập trung vào khách hàng. Những công ty lâu nay ở cấp trung có những sáng kiến thay đổi dựa vào ý kiến các khách hàng của họ. Hiện nay là thời điểm hoàn hảo để tạo ra những thay đổi cho sản phẩm và quy trình mà khách hàng đang yêu cầu.

Các khách hàng cũng có thể có một khoảng thời gian để tư vấn cho bạn; các doanh nghiệp của họ cũng đang bị ảnh hưởng. Do vậy hãy sử dụng thời kỳ suy thoái này một cách khôn ngoan.

Tập trung vào dài hạn. Các cuộc khủng hoảng không kéo dài mãi mãi. Hoặc là công ty sẽ chìm nghỉm hoặc là sẽ tồn tại. Tốt hơn là nghĩ rằng nó sẽ tồn tại hơn là nó sẽ chìm nghỉm, do vậy hãy cân nhắc cách làm để những gì bạn làm bây giờ có thể giúp tổ chức trong dài hạn. 

Hãy định hình những thay đổi để giúp tổ chức có nhiều nguồn lực hơn và nhanh nhạy hơn, thậm chí là kiên cường hơn. Một lợi ích quan trọng khác là đưa những nhà lãnh đạo mới nổi vào những vị trí mà họ có thể chứng tỏ được dũng khí của họ. Và bởi vì mọi thứ hiện nay đều đang tồi tệ, nên đó là một cơ hội để đưa ra những cơ hội học hỏi với rủi ro thấp.

Một mặt tích cực của cuộc khủng hoảng là các nhà quản lý trong khi định hình cuộc khủng hoảng theo hướng có lợi đối với tổ chức không thể không nhận thấy tầm quan trọng của nhân lực.

Có thể có những cơ hội để thay thế một số người vào những vị trí mới, hoặc thậm chí mời những người kỳ cựu làm nhân viên hợp đồng hoặc nhà tư vấn, nhưng đừng bao giờ quên rằng sự đổ vỡ đem lại đau đớn.

Sự cân bằng là kẻ thù của sự phát triển. Vì các cuộc khủng hoảng làm đảo lộn tình hình hiện tại, có thể có những cơ hội để phát triển những tổ chức mới hơn và kiên cường hơn. Cũng có một lợi ích khác đối với các cuộc khủng hoảng – làm việc hướng tới thay đổi khiến các nhân viên không nghĩ tới một tương lai không chắc chắn nữa.

Tập trung vào kỹ năng giúp làm những việc mới và khác biệt đem lại cho con người một cơ hội để chấp nhận những viễn cảnh mới khiến nhà tuyển dụng hiện thời của họ trở nên linh hoạt hơn. Và khi nhân viên bị sa thải, họ sẽ có cơ hội để học được những điều mới để áp dụng được trong công việc tiếp theo của mình.

Không điều gì được đảm bảo trừ một điều rằng: các cuộc khủng hoảng như cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ còn lặp lại, mặc dù có lẽ không nghiêm trọng bằng. Nhưng việc thúc đẩy khủng hoảng hiện tại thành lợi thế cá nhân và doanh nghiệp là một điều hoàn toàn có thể.

(Theo Minh Phương//John Baldoni//TuanVN)

  • Để quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả
  • Đánh giá nhân viên trong "thời buổi cắt giảm" (P1)
  • Giúp người ở lại sau khi giảm biên chế
  • "Định hình" thông điệp để đạt hiệu quả tối ưu
  • Khảo sát của IBM: CEO coi trọng yếu tố sáng tạo
  • Quản lý trực tuyến – Mô hình quản lý của tương lai (Phần 2)
  • Năng lực lãnh đạo: Có phải là "thiên bẩm"?
  • Cơ chế giám sát các tập đoàn: Lộn xộn, lỏng lẻo...
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com