Việc hợp tác, mượn lực của doanh nghiệp khác để phát triển là chuyện bình thường trong kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn có doanh nghiệp dựa vào đó để đánh bóng tên tuổi, thu lợi cho riêng mình.
Có con cáo tinh khôn dùng mánh khóe để đánh lừa con hổ. Cáo cho rằng mình được cử xuống làm chúa tể muôn loài, muôn loài đều khiếp sợ. Hổ không tin, bắt cáo phải chứng minh. Cáo bảo hổ cùng nó đi gặp các loài khác. Cả hai đi đến đâu, các loài vật thấy hổ đều hoảng sợ bỏ chạy.
Không ít tổ chức, doanh nghiệp đang áp dụng cách này để tiếp thị, đánh bóng hình ảnh, hoặc để thu lợi trực tiếp.
Chuyện mời gọi các đối tác nước ngoài tham gia làm cổ đông chiến lược trong doanh nghiệp Việt Nam để đánh bóng tên tuổi cũng là một cách mượn oai hùm. Bên cạnh một số doanh nghiệp thực sự cần sự đóng góp của đối tác nước ngoài trong chiến lược phát triển doanh nghiệp, không ít doanh nghiệp chỉ muốn mượn danh tiếng của đối tác nước ngoài để làm giá cổ phiếu hoặc thu hút thêm các nhà đầu tư khác.
Trong khi đó, cũng chỉ có một số đối tác nước ngoài thực sự muốn đóng góp công sức để phát triển doanh nghiệp lâu dài, còn lại chỉ đơn thuần là những nhà đầu tư ngắn hạn. Họ còn có thể là chủ nợ, nếu mua trái phiếu chuyển đổi, hoặc là những nhà đầu cơ lướt sóng nếu có mục tiêu thoái vốn nhanh.
Khi đó, ngoài cái tên đối tác nước ngoài được đưa lên trang web công ty và các phương tiện thông tin đại chúng, những đóng góp về mặt quản trị, chiến lược, phát triển kinh doanh… từ phía những đối tác này hầu như không đáng kể.
Đôi khi, các đối tác chiến lược nước ngoài còn gây khó khăn cho việc quản lý doanh nghiệp. Không ít đối tác còn có ý đồ thôn tính hoặc cố tình gây khó khăn đến nỗi doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải chấp nhận chia tay.
Có doanh nghiệp dùng chiêu “rước hổ về làng” để đánh bóng tên tuổi. Nhiều doanh nghiệp trong nước mời những diễn giả nổi tiếng trong và ngoài nước đến thuyết trình tại các cuộc hội thảo, nhằm giúp doanh nghiệp và các nhà quản lý trong nước có cơ hội được lắng nghe, học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm của diễn giả.
Tuy nhiên, cũng có doanh nghiệp dựa vào đó để kinh doanh, thu lợi từ việc bán vé… mời. Không ít người tham dự các cuộc hội thảo kiểu này phàn nàn vì không nghe được điều gì mới mẻ và không áp dụng được gì cho điều kiện thực tế của doanh nghiệp mình. Đó vẫn chỉ là những lý thuyết cũ, những phân tích chung chung kèm theo những lời khuyên vô thưởng vô phạt.
Cách tiếp thị, xây dựng tên tuổi theo kiểu “cáo mượn oai hùm” hay “rước hổ về làng” xem ra không ổn. Ai cũng biết, cáo có thể mượn hùm để tạo oai cho mình trong một giai đoạn hoặc bối cảnh nào đó chứ không thể mượn oai hùm mãi và cáo cũng không thể trở thành hùm. Một khi cáo trở lại là cáo và hùm không còn bên cạnh, e rằng cáo sẽ bị các loài khác trừng phạt.
Cũng thế, doanh nghiệp mượn danh người khác để tạo tên tuổi chỉ có thể thành công nhất thời. Nếu không tự xây dựng tên tuổi riêng cho mình một cách lâu dài mà chỉ mượn oai người khác để tự đánh bóng tên tuổi thì có ngày doanh nghiệp cũng sẽ bị lộ rõ chân tướng. Khách hàng ngày nay đã đủ thông minh để không dễ bị lừa. Họ cũng ngày càng tinh tế hơn khi biết nhìn nhận đâu là hùm, đâu là cáo. Quan trọng hơn, một người bị lừa có thể trở thành một người phát ngôn bất đắc dĩ. Từ đó danh tiếng của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng.
Việc xây dựng thương hiệu theo kiểu cáo mượn oai hùm ngày nay không còn phù hợp. Một khi quen dựa vào người khác, doanh nghiệp sẽ sinh ỷ lại và không muốn tìm cách tự đứng vững. Về sau, khi không còn chỗ dựa, doanh nghiệp sẽ trở nên yếu ớt, dễ bị xô ngã.
Sẽ rất nguy hiểm nếu sau một thời gian dài mượn oai, cáo cứ ngỡ mình là hùm thật!
Sau 97 năm nằm dưới sự sở hữu của gia đình sáng lập, công ty truyền thông Forbes Media cách đây ít hôm tuyên bố đã bán cổ phần đa số cho một nhóm nhà đầu tư quốc tế có trụ sở ở Hồng Kông.
Sau giai đoạn tăng trưởng nóng, hơn lúc nào hết các nhà kinh doanh Việt Nam đang phải chiêm nghiệm lại thế nào là giá trị thực để có thể tồn tại và cạnh tranh lâu dài.
Tìm một ông lớn Việt nhằm hạn chế sức ảnh hưởng của “người tình lắm chiêu” Lotte nhưng Bibica vẫn trong tình trạng có thể bị “nuốt chửng” bất cứ lúc nào.
Google sẽ trao cho Giám đốc điều hành (CEO) sắp thôi chức là Eric Schmidt một khoản thưởng cổ phiếu trị giá 100 triệu USD. Schmidt sẽ chuyển giao chức vụ CEO cho người sáng lập Google là Larry Page vào tháng 4 tới.
Đã có sự đánh giá khác nhau giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp về tình hình kinh tế năm 2010. Ở cấp vĩ mô, phía cơ quan quản lý đã đưa ra những phân tích cùng số liệu chứng tỏ nền kinh tế năm nay đã có nhiều cải thiện.
Những ghi nhận xung quanh khóa học “Nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý cấp cao của doanh nghiệp thời toàn cầu hóa”, do Công ty Tư vấn kinh doanh hội nhập toàn cầu (GIBC) và Câu lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu (LBC) tổ chức tại Đại học UCLA và MIT (Mỹ), từ ngày 15 đến 28-11-2010.
Môi trường pháp lý là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng tới quản trị doanh nghiệp. Đáng tiếc là môi trường pháp lý ở nước ta hiện nay chưa tạo ra động lực để các doanh nghiệp quan tâm đến việc quản trị theo chuẩn mực quốc tế.
Hàng năm có gần 50% doanh nghiệp (DN) báo cáo lỗ. Trong đó, có nhiều DN FDI báo lỗ suốt hàng chục năm liền. Nguyên nhân nào giúp DN dễ dàng báo cáo lỗ? Loạt bài này sẽ “điểm mặt” những DN báo cáo lỗ nhằm góp phần tìm ra giải pháp hữu hiệu chống thất thu thuế.
Cha đẻ thuyết cạnh tranh Micheal Porter mang đến Việt Nam bài học tưởng chừng như cũ mà rất mới: doanh nghiệp đừng sa vào cái bẫy trong cạnh tranh, đó là sự bắt chước, sự rập khuôn, chạy theo tăng trưởng thay vì lợi nhuận.
Nhiều lý do mổ xẻ việc con tàu Vinashin bị đắm, nhưng chính tân Chủ tịch Tập đoàn Vinashin hiện nay cho rằng, lý do lớn nhất là con người đã cố tình hay do yếu kém mà tạo nên những lỗ hổng “chết người” trong quản trị tài chính, doanh nghiệp.
Khi những sản phẩm Coca-Cola in tên tràn ngập mạng xã hội và phong trào chụp ảnh khoe tên không ngừng lan tỏa, chiến dịch “Share a Coke” của Coca-Cola đã trở thành chủ đề được bàn luận nhiều nhất trong giới làm kinh doanh và tiếp thị.
Sau 97 năm nằm dưới sự sở hữu của gia đình sáng lập, công ty truyền thông Forbes Media cách đây ít hôm tuyên bố đã bán cổ phần đa số cho một nhóm nhà đầu tư quốc tế có trụ sở ở Hồng Kông.
Dường như thời kỳ 'nổi như cồn' và 'nổ như pháo' của anh em Bầu Thụy - Bầu Thủy được mọi người biết đến cả danh tiếng và tai tiếng đã qua. Hai doanh nhân trẻ tuổi đang ẩn sâu và kín tiếng hơn.
Ai cũng được cho cơ hội để có thể trở nên giàu có như nhau. Vấn đề duy nhất ở đây là, suy nghĩ, quan niệm về tiền bạc của mỗi người khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả khác nhau cho mỗi người.
Việc nhiều tập đoàn vung tiền "khủng" để rước các Giám đốc điều hành (CEO) thuộc hạng "siêu sao" về làm việc có thể là quyết định sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sụt giảm hiệu suất kinh doanh của chính họ.