Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

IV. Phương pháp nghiên cứu thị trường thế giới

IV.     PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI     

Quá trình nghiên cứu thị trường thế giới trải qua các bước: 

1. Thu thập thông tin: 2 cách

a. Nghiên cứu tại bàn (Desk Research)

       Ðể tìm thông tin cấp II là những thông tin có sẵn trong số liệu thống kê, sách báo, tạp chí và những số liệu từ các tổ chức, các cơ quan.

a.1. Nguồn thông tin bên trong:

       Là nguồn thông tin lấy từ bên trong của danh nghiệp, từ sổ sách của doanh nghiệp như: từ báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của danh nghiệp, từ báo cáo quyết toán của văn phòng đại diện của chi nhánh Công ty, từ bộ phận bán hàng, những bộ phận tiếp xúc khách hàng, từ phòng marketing của Công ty, từ CBCNV sau chuyến đi công tác ở thị trường nước ngoài.

       Dễ lấy.

a.2. Nguồn thông tin bên ngoài:

•          Lấy từ các tổ chức quóâc tế, cơ quan chính phủ, các dự án đã nghiên cứu từ sách báo, tạp chí, Internet

•          Từ cơ quan các bộ: Bộ thương mại, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và các bộ khác.

•          Từ cơ quan đại diện nước ta ở nước ngoài: Toà đại sứ, Tổng lãnh sự.

•          Từ các chuyên gia: liên hệ chuyên viên thương mại của Bộ thương mại và các cơ quan chính phủ khác.

•          Tham dự các hội thảo.

•          Thuê tư vấn thương mại và tiếp thị quốc tế.

•          Tiếp xúc chuyện trò với các nhà xuất nhập khẩu thành công.

•          Liên hệ với Phòng công nghiệp và thương mại của Việt Nam  hoặc của các nước có liên quan.

Nguồn tin cấp 2:   - Ðáng tin cậy.
                                 - Tính hợp thời của dữ liệu.

b. Nghiên cứu tại hiện trường: (field Research)

       Thu thập thông tin cấp 1 được cán bộ đi điều tra, thu thập trực tiếp tại thị trường nước ngoài.

•          Phương pháp quan sát: là những thuật nghiên cứu tại chỗ bằng cách quan sát một số đặc trưng của khách hàng, của hiện trường và ghi chép lại những vấn đề quan trọng, đáng lưu ý đối với doanh nghiệp.

•          Phỏng vấn cá nhân: đây là bước quan trọng nhất trong bất kỳ một cuộc thăm dò nào có cơ sở qua đó thu được những thông tin có giá trị về thái độ của người trả lời đối với một sản phẩm.

•          Có thể phỏng vấn: đường phố, cơ quan, nhà riêng.

                    Có 2 vấn đề quan trọng trong phỏng vấn:

                                    Cử người đi làm phỏng vấn
                                    Soạn thảo câu hỏi phỏng vấn
                    4 loại câu hỏi: - Trả lời duy nhất (Yes/ no)
                                   - Tùy chọn
                                   - Ðánh giá theo mức trả lời
                                   - Câu hỏi “mở” bỏ ngõ.

•          Phỏng vấn qua điện thoại: chi phí thấp, độ tin cậy không cao so với trực tiếp.

•          Bằng câu hỏi qua đường bưu điện: gửi trực tiếp đến người phỏng vấn: ít tốn kém bảng câu hỏi ngắn gọn, đơn giản. Hạn chế độ sâu cuộc nghiên cứu tỷ lệ trả lời thấp.

•          Ðiều tra nhóm cố định: là một nhóm những người tiêu dùng, chuyên gia, nhà buôn, nhà quản lý.

•          Học thông qua việc làm (learn by doing)

•          Triển lãm/Hội chợ thương mại.

2. Xử lý thông tin: 


Nhằm xác định thị trường mục tiêu và những vấn đề liên quan đến thị trường mục tiêu .

a.    Gạn lọc sơ khởi: các quốc gia trên thế giới phải qua một sự gạn lọc sơ khởi để xác định quốc gia nào hứa hẹn một cuộc kinh doanh mang đến kết quả. Trong giai đoạn này ta cần chú ý những nhân tố chủ quan và khách quan sau:

- Quan hệ chính trị và thương mại trong mỗi nước.

- Vị trí địa lý và dân số.

- Các biện pháp bảo hộ mậu dịch trên thế giới.

- Các hàng rào cản quan thuế.

- Những khó khăn cho việc giữ bản quyền.

       Những khó khăn : quota, thuế, giữ bản quyền ... cần loại bỏ trước.

b.    Phỏng ước tiềm năng: nền kinh tế hiện tại và tương lai của mỗi nước được đem ra phân tích.

       Xác định mức tiêu thụ hàng năm của sản phẩm và ước tính cho tương lai: 
 

N = I + P - E


N: nhu cầu hiện tại
I : khối lượng sản phẩm nhập khẩu trong một thời gian nhất định.
P: khối lượng sản phẩm do quốc gia sản xuất trong một thời gian nhất định.
E: khối lượng sản phẩm xuất khẩu trong một thời gian nhất định.

c.    Nghiên cứu phân khúc thị trường: xác định phân khúc thị trường sản phẩm có thể theo nhân khẩu, thu nhập, giới tính tuổi tác.

d.    Phỏng ước doanh số: Công ty đạt được trong vài năm tới.

e.    Tuyển chọn thị trường mục tiêu.
 

 

( Sưu tầm trên Internet)

Bài thuộc chuyên đề: Marketing xuất khẩu

  • Từ 'Share a Coke' đến tư duy truyền thông thời công nghệ số
  • Sau đại chiến mì ăn liền, bùng nổ mì gạo?
  • Khó khăn, doanh nghiệp vẫn bạo chi “săn” nhân sự cao cấp
  • Bí quyết mở 99 cửa hàng trong 2 năm của ông chủ cà phê "sạch" đất Sài Thành
  • Đại chiến mì ăn liền: Masan có cam chịu "hít khói" Acecook?
  • V. Chuyến đi ra nước ngoài nhằm mục đích kinh doanh
  • Chương III: Chiến lược thâm nhập thị trường thế giới
  • II. Những chiến lược thâm nhập thị trường thế giới
  • 2. Các hình thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất ở nước ngoài (Production in Foreign Countries)
  • 3. Phương thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường thế giới tại khu thương mại tự do:
  • Chương IV: Chính sách sản phẩm quốc tế
  • I. Chính sách sản phẩm
  • II. Quá trình hình thành và phát triển một sản phẩm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com