Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ai sẽ là nhà tư vấn hiệu quả?

Những nhà tư vấn nhân sự nội bộ và nhà tư vấn bên ngoài công ty, ai sẽ là người thực hiện nhiệm vụ hiệu quả hơn? Marshall đặt vấn đề, còn ý kiến kết luận sẽ là của các bạn...

Trong thành công của các công ty,
luôn ghi dấu vai trò của các nhà tư vấn
Ảnh: www.brandonbarbercoaching.com

Bạn là một nhà tư vấn cho giám đốc từ bên ngoài tổ chức. Tôi là một chuyên gia về nhân sự nội bộ. Liệu các chuyên gia về nhân sự như tôi có thể đưa ra những lời khuyên hiệu quả cho các nhà lãnh đạo trong công ty của mình hay không?

Liệu các nhà tư vấn nhân sự nội bộ có khả năng đưa ra được những đề xuất hiệu quả cho các nhà lãnh đạo hay không? Rõ ràng là họ có khả năng làm điều đó.

Nhưng liệu có phải tất cả những nhà tư vấn chắc chắn sẽ đưa ra được những đề xuất hiệu quả không? Điều này lại không hoàn toàn chắc chắn.

Bạn tôi, Linda Sharkey (hiện là Phó Chủ tịch phụ trách Phát triển Nhân lực tại Hewlett Packard[1]), đã thực hiện một số nghiên cứu xuất sắc về hoạt động đào tạo nguồn nhân lực nội bộ khi cô còn làm việc cho GE Capital[2].

Những kết quả GE thu nhận được là rất rõ ràng: Những nhà tư vấn nội bộ tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao không thua kém gì những nhà tư vấn từ bên ngoài tổ chức, thậm chí họ còn làm tốt hơn.

Có bốn thách thức đặc biệt mà các nhà tư vấn nhân sự trong nội bộ tổ chức phải đối mặt:

1.Sựtin cẩn: Nếu những người lãnh đạo e ngại về việc nhà tư vấn nhân sự nội bộ sẽ sử dụng những thông tin đã bàn bạc để chống lại các quyết định về nhân sự của họ trong tương lai, thì quá trình tư vấn chắc chắn sẽ không đạt được kết quả gì.

2. Sự tín nhiệm: Trong một vài trường hợp, những nhà tư vấn nhân sự nội bộ không được tin cậy như những nhà tư vấn bên ngoài tổ chức. Trong trường hợp đó, kể cả các nhà tư vấn nhân sự nội bộ có đưa ra được những thông điệp ngầm tương tự như những nhà tư vấn bên ngoài thì chúng cũng không được chú ý đến và sẽ bị bỏ qua.

3. Đào tạo: Rất nhiều nhà tư vấn bên ngoài tổ chức là các chuyên gia. (Ví dụ, tôi làm tư vấn bên ngoài cho một công ty. Công việc của tôi chỉ là giúp các nhà lãnh đạo thành công trong việc đạt được những thay đổi trong các hoạt động.) Các chuyên gia về nhân sự thường phải am hiểu về nhiều lĩnh vực và có thể không được đào tạo hoặc thiếu kinh nghiệm trong một số nhu cầu cụ thể của khách hàng.

4. Thời gian: Theo kinh nghiệm của tôi thì đây là thử thách lớn nhất. Nhiều chuyên gia giỏi về nhân sự mà tôi biết có thể đáp ứng yêu cầu về sự tin cậy, có được uy tín cũng như được đào tạo tốt để trở thành những nhà tư vấn. Nhưng họ quá tận tụy đến mức không có đủ thời gian để hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Thách thức lớn nhất của các nhà tư vấn nhân sự trong
nội bộ tổ chức phải đối mặt là sự tín nhiệm của mọi nguời
Ảnh: www.cmsallc.com

Bốn lý do tạo nên thành công của GE:

1. Trong trường hợp của GE, các chuyên gia về nhân sự là những nhà tư vấn cho những nhà lãnh đạo có khả năng. Đây là một nhân tố quan trọng giúp họ đạt được thành công. Nếu công việc của các nhà tư vấn thuộc nội bộ tổ chức chỉ là giải quyết các “hồ sơ sa thải” thì họ sẽ không được các khách hàng chào đón nhiệt tình. Nhưng nếu công việc của họ là trợ giúp cho các nhà lãnh đạo đã thành công đi đến thành công hơn nữa thì họ sẽ rất được các khách hàng coi trọng.

2. GE cho phép các nhà lãnh đạo lựa chọn nhà tư vấn nhân sự. Việc làm này đảm bảo các tư vấn viên sẽ được tin cậy, đồng thời đem lại cho các khách hàng nhiều quyền lợi hơn trong quá trình tư vấn và bảo đảm sự hoà hợp giữa người tư vấn và khách hàng của mình.

3. Các nhà tư vấn đã được đào tạo nhằm củng cố những mục tiêu cụ thể của GE và giải quyết các vấn đề mà khách hàng của họ đang gặp phải.

4. Các nhà tư vấn không bị hạn chế về thời gian để có thể trợ giúp hoặc cụ thể hơn là đưa ra lời khuyên cho các khách hàng của mình. Đây được xem như một phần công việc của họ chứ không phải một yếu tố ưu ái thêm.

Như nghiên cứu của Linda Sharkey tại GE đã chỉ ra, khi quá trình tư vấn được tạo ra nhằm đảm bảo sự thành công, các nhà tư vấn nhân sự nội bộ tổ chức có thể đã thực hiện một công việc thật phi thường.

Nếu trong vai trò một nhà lãnh đạo, bạn sẽ cảm thấy thế nào khi có một người tư vấn nhân sự hay một người tư vấn nội bộ tổ chức? Hãy cho tôi biết ý kiến của bạn về những gì mà công tác tư vấn nhân sự hay tư vấn nội bộ đã thực hiện trong tổ chức của bạn.

(Theo Marshall Goldsmith // Harvard Business Online // Tuanvietnam)

  • Vì đâu bạn chưa được thăng chức?
  • Những công việc lương khởi điểm trên 80 triệu
  • Tuyển dụng nhân sự cấp cao: Đãi cát, tìm vàng
  • 25 câu hỏi phỏng vấn “khó nhằn” của các công ty lớn
  • Thử thách niềm tin doanh nhân
  • Các công ty tư nhân lớn tuyển dụng nhân tài như thế nào?
  • Để nhân viên tận tâm hơn với công ty
  • 3806 219 /ba-nguyen-tac-de-tang-cuong-su-gan-ket-cua-nhan-vien Ba nguyên tắc để tăng cường sự gắn kết của nhân viên
  • Nhiều người Việt chưa chú trọng kỹ năng networking
  • Quản lý nguồn lực trong khó khăn - từ "đẩy" sang "kéo"
  • Làm gì để giữ nhân tài?
  • Quản lý "ngôi sao" để có chiến thắng tập thể
  • Thị trường nhân lực trực tuyến: Những dấu hiệu tích cực
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com