Hãng tin Reuters tại San Francisco hôm 3/8 đưa tin, tình cảnh mà Giám đốc tài chính Peter Oppenheimer của Công ty Apple đang phải đối mặt có lẽ là một điều mà mọi người mơ ước đó là: ngồi trên một đống tiền mà lại không có chỗ để tiêu.
Dự trữ tiền mặt của Apple đạt gần 46 tỷ USD, xếp vị trí quán quân trong các doanh nghiệp công nghệ tại Mỹ, tương đương với 1/5 thị trường của Apple.
Do phong cách đầu tư siêu bảo thủ của Apple cộng thêm môi trường lãi suất thấp, kho dự trữ tiền mặt khổng lồ như thế về cơ bản chưa thể sinh ra tiền cho Apple. Bởi vì Apple rất ít khi tiến hành thu mua các doanh nghiệp, cũng không có thói quen phát cổ tức theo định kỳ hay mua lại cổ phiếu.
Nhà phân tích Tim Bajarin của Cơ quan tư vấn Creative Strategies hài hước cho rằng: “Ông Oppenheimer có thể là CFO đáng hâm mộ nhất trên thế giới’.
Theo các nhà phân tích, kinh nghiệm đứng trước cái chết mà Apple trải qua vào thập niên 1990 đã phần nào giải thích cho lý do tại sao công ty này chỉ muốn đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ và trái phiếu của các công ty an toàn nhưng lợi tức rất thấp, nhằm bảo đảm dòng chảy vốn.
Số tiền mặt và lợi tức đầu tư trong quý mới nhất của Apple chỉ là 0,76%, năm tài khóa 2009 là 1,43%, năm tài khóa 2008 là 3,44%, còn năm tài khóa 2007 là 5,27%.
Mặc dù lợi tức thu về rất thấp, nhưng hiện nay, Apple vẫn chưa phải đối mặt với một áp lực rất lớn trong việc sử dụng tốt hơn tiền mặt của mình. Bất kỳ nhà đầu tư có ý phê bình nào đều có thể ngậm miệng trước “một bước tới trời” của giá cổ phiếu Apple. Từ năm 2007 đến nay, giá cổ phiếu của Apple đã tăng gấp đôi.
Theo nhà phân tích Andy Hargreaves, của Công ty chứng khoán Crest Thái Bình Dương: “Khi một công ty phát triển nhanh chóng giống như Apple, việc quản lý tiền mặt có thể bị mọi người quẳng nó ra xa. Nhưng tình hình có thể thay đổi bất cứ lúc nào”.
Ông Hargreaves dự đoán, nếu Apple tiếp tục tạo ra dòng tiền tự do với tốc độ nhanh như hiện nay, dự trữ tiền mặt của công ty vào cuối năm tài khóa 2011 có thể sẽ đạt tới 65 tỷ USD.
Ông Oppenheimer vẫn luôn nhắc đi nhắc lại phương châm của ông với Phố Wall rằng: Trọng điểm đầu tư của Apple là “bảo đảm giá trị vốn” và tập trung vào“đầu tư ngắn hạn nhưng chất lượng cao”.
Còn theo ông Bajarin, chiến lược đầu tư thận trọng của ông Oppenheimer có thể hồi tưởng lại thời kỳ ông giữ chức tại Công ty dịch vụ nguồn nhân lực (Automatic Data Processing), nhưng CEO của Apple – ông Steve Jobs cũng là một người theo chủ nghĩa bảo thủ.
Một phương châm mà ông Jobs 55 tuổi và ông Oppenheimer 47 tuổi đều tin ở Thung lũng Silicon chính là: Chỉ có hoang tưởng mới có thể tồn tại.
Họ đều nhớ tới thời ký u ám khi mà Apple phải vật lộn trong ranh giới giữa sống và chết, buộc phải cắt giảm hàng nghìn nhân viên để giảm bớt chi phí. Khi ông Oppenheimer gia nhập vào Apple trong năm 1996 đảm nhiệm chức giám đốc tài chính khu vực châu Mỹ, một loạt những quyết sách quản lý tồi tệ của công ty đã tác động tới lợi nhuận của Apple, khiến giá cổ phiếu của Apple tụt xuống chưa đầy 5USD.
Tình hình của của Apple khi đó càng ngày càng xấu đi, sau khi ông Steve Jobs trở lại Apple, một trong những việc đầu tiên chính là đầu tư vào Microsoft và đã kiếm được 150 triệu USD trong năm 1997.
Những ngày đó đã qua đi, nhưng nguyên tắc tài chính thận trọng có thể vẫn sẽ tiếp tục duy trì trong thời gian dài tại công ty Apple.
Mặc dù Apple ngày càng nổi tiếng, nhưng chi phí nghiên cứu sáng tạo chỉ tương đương với 3% doanh thu của công ty, tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp khác như Microsoft và Cisco. Đương nhiên, nguyên nhân trong đó là do dòng sản phẩm của Apple tương đối hẹp.
(Vitinfo)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com