Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Liệu có thể “chứng khoán hoá” được tài sản sở hữu trí tuệ ?

Hiện nay, tại một số quốc gia phát triển và một vài thị trường chuyên biệt trên thế giới đang diễn ra hiện tượng “cho thuê mượn ” một phần hoặc toàn phần đối với tài sản sở hữu trí tuệ. Một câu hỏi đặt ra là liệu tài sản trí tuệ có khả năng bị “chứng khoán hoá” hay không? 

Hiểu một cách đơn giản nhất, “chứng khoán hoá” là một quá trình tài chính cơ cấu trong đó các tài sản thế chấp khác nhau của những người đi vay được tập hợp và đóng gói rồi được dùng làm đảm bảo để phát hành các trái phiếu. Theo nguyên tắc, tài sản ở đây có thể là các tài khoản với dòng tiền được xác định trước hoặc các khoản thu dài hạn. Như vậy, “chứng khoán hoá” có thể chấp nhận các khoản thanh toán dài hạn từ việc cấp bằng sáng chế, chứng nhận thương hiệu hay bí mật thương mại, hoặc ngay cả việc sử dụng bản quyền thu âm, sáng tác của một nhạc gia. Việc ca sĩ người Mỹ David Bowie trong những năm gần đây đã có các khoản thanh toán tiền bản quyền là một trong những minh chứng tiêu biểu nhất cho khái niệm “chứng khoán hoá”. 

Có thể nói ở thời điểm hiện tại, thị trường về các chứng khoán tài sản tài chính liên quan đến sở hữu trí tuệ chưa thực sự bùng nổ, mà một trong những nguyên nhân chính của thực trạng này là do khan hiếm nguồn cung và nguồn cầu. Nhìn chung, trên thị trường hiện nay loại tài sản hữu hình vẫn dành được nhu cầu cao hơn so với các loại tài sản vô hình. Một nguyên nhân khác cho vấn đề này là do các thị trường còn hạn hẹp, các kĩ năng đánh giá bằng sáng chế không đủ chính xác, dẫn đến việc thiếu tự tin khi nhận định về giá trị của một bằng sáng chế. Thông thường, để đánh giá được giá trị của bằng sáng chế thì phải cần đến các chuyên gia trong một lĩnh vực khoa học công nghệ nhất định, đã có thâm niên trong việc nghiên cứu, nhận định và những hiểu biết đúng đắn về bằng sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, các bên nhận cấp phép hoặc bán các bằng sáng chế lại “vắng bóng” các chuyên gia như vậy. 

Thực tế là khi mà các tấm bằng sáng chế tạo ra được càng nhiều những khoản tiền lớn thì cơ hội cho “chứng khoán hoá” ngày càng cao. Việc mở rộng các thị trường như hiện nay đã góp phần nâng cao chất lượng cũng như số lượng thông tin cần thiết cho cả hai bên cho thuê và có nhu cầu thuê tài sản sở hữu trí tuệ. Chẳng hạn như các doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là trong các ngành công nghệ sinh học hoặc phát triển phần mềm có thể kiếm được lợi nhuận khổng lồ từ việc cấp phép hoặc bán các bằng sáng chế hoặc nhãn hiệu của họ, và nhờ đó có thể xác định được giá trị của bằng sáng chế dựa trên tổng số tiền thu từ việc cấp giấy phép. Hiện tại, một số nguồn vốn đầu tư của chính phủ đã bắt đầu tiếp nhận tài sản sở hữu trí tuệ dưới dạng kí quỹ và được sử dụng vào mục đích hỗ trợ kinh doanh.                                                                                                                                      

 

(Theo Lê Minh dịch // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Đảo lộn trong thế giới tài chính
  • Rắc rối vốn thặng dư tại Vinaconex
  • Chia sẻ kinh nghiệm giải quyết nợ xấu
  • 8 con đường tránh nợ nần kinh doanh
  • 7 lưu ý về hiệu quả sử dụng vốn
  • Đi tìm cơ chế điều tiết và giám sát hoạt động tài chính
  • Giao dịch bảo đảm: những kẽ hở và rủi ro
  • Kỹ năng đưa ra quyết định tài chính
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com