Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phải có đường đi riêng, ấn tượng

“Việc phát triển các thương hiệu riêng là chìa khóa quan trọng quyết định sự thành bại của các doanh nghiệp Việt” – chuyên gia kinh tế Mathias Duhn, Giám đốc EuroCham nhấn mạnh trong hội thảo Thương hiệu với các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam, tổ chức mới đây tại Đà Nẵng.

Thương hiệu giầy BQ với người tiêu dùng. Ảnh: Nguyễn Huy

Ông Phan Quốc Hải - Giám đốc Cty Giầy BQ (Đà Nẵng) chia sẻ: Với các doanh nghiệp Việt nói chung, giày da nói riêng, thương hiệu luôn là yếu tố quan trọng trong cuộc cạnh tranh và xúc tiến thương mại.

Thực tế, ngành da giầy Việt Nam vẫn chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ các đối thủ mạnh của Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, đặc biệt là Trung Quốc… Trong khi đó, nguồn nguyên vật liệu, hóa chất của chúng ta phần lớn còn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nguồn vốn và công nghệ còn nhiều hạn chế, phương thức gia công còn phổ biến.

Là một doanh nghiệp mới ra đời, chịu sức ép không nhỏ trong cuộc cạnh tranh sản phẩm trên thị trường nên việc xây dựng thương hiệu với các sản phẩm mới như giầy BQ là điều tiên quyết.

Theo ông Hải: “Muốn đưa sản phẩm của mình vào thị trường phải tìm hiểu tâm lý, nhu cầu của người sử dụng. So với hai đầu Hà Nội và TP HCM, người miền Trung vốn có tâm lý ăn chắc mặc bền, nên các sản phẩm vừa đảm bảo tính thẩm mĩ, đa dạng, phong phú về chủng loại vừa có giá trị sử dụng cao, lâu bền. Chúng tôi đồng thời cũng đưa ra các chương trình bảo hành suốt thời gian sử dụng cho khách hàng chứ không giới hạn khoảng thời gian nhất định để có thể đáp ứng tâm lý này”. 

Uy tín thương hiệu Cty ảnh hưởng đến 75% quyết định của người tiêu dùng; thương hiệu mạnh tạo ra hàng loạt các lợi ích như: khách hàng trung thành, lợi nhuận cao hơn, hợp tác dễ, truyền thông hiệu quả, cơ hội nhượng quyền, mở rộng nhường quyền… - Ông Mathias Duhn,chuyên gia kinh tế.

Phát biểu tại Hội thảo vừa qua, ông Alain Cany - Chủ tịch EuroCham cũng nhận định: Xây dựng và bảo vệ thương hiệu đang trở thành vấn đề đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, nhìn chung thương hiệu vẫn còn là khâu yếu đối với các doanh nghiệp Việt. Ông Nguyễn Trung Thẳng - Chủ  tịch HĐQT Tập đoàn Masso (chuyên tư vấn quản lý,  marketing) nhận định: Việc xây dựng chiến lược thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế. Điển hình, chỉ có 32% trong số doanh nghiệp xuất khẩu nông sản có chiến lược cụ thể và có đến 45% các đơn vị này không có chiến lược cụ thể về phát triển thương hiệu.

Không riêng thị trường quốc tế, ngay thị trường nội địa thương hiệu Việt vẫn tỏ ra đuối sức. Thậm chí các mặt hàng chủ lực như gạo, cà phê, chè, đến giày da, may mặc… việc tạo dựng thương hiệu chưa được chú trọng đúng mức.

Ông Matthias Duhn nhấn mạnh: Doanh nghiệp Việt cần phải đưa thương hiệu của mình vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh, phải xây dựng một thương hiệu truyền tải thông điệp ấn tượng và độc đáo tới các khách hàng.

Ông Nguyễn Trung Thẳng thì cho rằng các doanh nghiệp cần hoạch định chiến lược thương hiệu cụ thể, xây dựng theo mô hình riêng, phong cách riêng.  

(Theo Nguyễn Huy // Tienphong Online)

  • 10 công ty lãi lớn nhất thế giới
  • “Âm thầm” danh tiếng Siemens
  • VISA vì chữ tín, nhờ chữ tín
  • Triết lý cuộc sống từ bữa sáng
  • 'Kẻ đi săn' đa quốc gia và số phận thương hiệu Việt
  • Liên kết xây dựng thương hiệu biển
  • Standard Chartered “mượn” bóng đá làm thương hiệu
  • Lịch sử thương hiệu bột Bích Chi -Gia tài để lại cho con
  • Lịch sử thương hiệu bột Bích Chi - Đau đáu về “làng bột gạo Sa Đéc”
  • Lịch sử thương hiệu bột Bích Chi -Bột Bích Chi ra đời từ tình thương
  • Đánh giá vi phạm bản quyền ở VN: Thiếu chính xác?
  • Cung đường hàng hiệu: Có tiền chưa chắc được thuê
  • “Hồi sức” cho thương hiệu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com