Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tràng cười mãn nguyện cuối cùng của Murdoch

Chỉ sau 1 năm mua lại WSJ, ông trùm Rupert Murdoch đã tái sinh một tờ báo cổ lỗ. Murdoch có thể chấp nhận mất một số độc giả, nhưng đổi lại có thêm rất nhiều độc giả khác. Dù sự thành công của tờ báo vẫn còn chịu sự hoài nghi của một số người, nhưng về phía mình - ông trùm đang cất những tràng cười sảng khoái.

Câu chuyện về một người thất vọng về Wall Street Journal

Andrew Leckey, một độc giả thường xuyên của Nhật báo phố Wall đã quay trở lại với tờ The New York Times, tờ báo từng bị ông vứt ra khỏi văn phòng tại Arizona State. Là tổng biên tập thời báo kinh tế trường đại học của Trung tâm quốc gia Donald W.Reynolds, sứ mệnh của ông là cải thiện chất lượng của các bản báo cáo tài chính.

Các bạn có thể nghĩ rằng ông sẽ nhận ra tờ Wall Street Jounal của mình ngay từ cái nhìn đầu tiên? Nhưng khi mở tờ báo ra, ông nhanh chóng nhận ra rằng đó không phải là cái mà ông muốn. Ông nói: "Tôi thật thất vọng với tờ này".

Leckey là một trong số những người không thích sự thay đổi mà
Murdoch mang lại cho WSJ (nguồn: Newscorp.)


Không thể tin được chỉ một năm trước đây thôi, một tờ báo mộc mạc chân phương với những tiêu đề nhỏ và không hình ảnh, ngày nay trở thành một tờ báo chuộng trình bày đa dạng và những hình ảnh nhiều màu sắc.

Leckey nói: "WSJ đã bị người ta làm cho không khác gì một tờ New York Times. Họ sẵn sàng tập trung vào những tiêu đề lớn, và thậm chí sử dụng những bức ảnh màu mè. Còn đâu là hình tượng của một tờ báo 119 tuổi nữa".

Đó không phải là thay đổi duy nhất kể từ khi Rupert Murdoch tiếp quản tờ này một năm trước đây. Sau vụ sáp nhập trị giá 5 tỉ đô giữa tập đoàn truyền thông (News Corp.) với Dow Jones - công ty mẹ của WSJ, Murdoch đã gạt bỏ truyền thống lâu đời của tờ báo.


Tờ báo chuyên biệt trở thành tờ báo đại chúng: Con đường đúng hay sai?

Theo Robert Thomson - một người Úc nhiều trải nghiệm và nghiêm khắc, tổng biên tập của Dow Jones, Murdoch đã làm chuyển biến một tờ báo chuyên biệt nhất thế giới thành một tờ báo đại chúng hơn, đầy đủ tin tức cập nhật hơn về tình hình kinh tế thế giới, đặc biệt về chính trị và những vấn đề quốc tế.

Bằng việc mở rộng nhãn quan của tờ nhật báo, Murdoch đã hoàn thành một chỉnh thể cạnh tranh trực tiếp với New York Times về số lượng độc giả và số lượng những người quảng cáo.

Đây thực sự là một cuộc cách mạng, thể hiện sức ảnh hưởng của WSJ trong thời điểm cuộc bầu cử tổng thống Mỹ lịch sử và sự suy thoái của nền kinh tế đang diễn ra.

Cỗ máy mới của Murdoch đã đẩy mạnh những thay đổi khác nữa, tái thiết trang web của tờ nhật báo và tái thiết cách thức tập hợp dữ liệu, tin tức của toàn bộ Dow Jone, bao gồm những kênh tin tức và WSJ.com.

Trong khi những ấn phẩm khác (bao gồm cả New York Times) tinh giản nguồn nhân lực, xoá bỏ một số bộ phận trong công ty và cảnh báo sẽ có thể còn tồi tệ hơn nữa - thì cam kết của Murdoch về sự tăng trưởng và đầu tư là một sự đối nghịch rất lớn. 

 
Tất cả những gì người ta có thể băn khoăn là cảm xúc của vị nhà báo 77 tuổi Rupert Murdoch. Có rất nhiều những người theo chủ nghĩa truyền thống không thích tờ nhật báo mới này, một số khác không thừa nhận Murdoch ít nhất cũng đang cố gắng làm tái sinh và mở rộng một phương thức truyền thông cũ.

Leslie Hilton - Chủ tịch hội đồng quản trị của Dow Jones, một chuyên gia kỳ cựu trong ngành tuyên bố: "New York Times vẫn từng được xem là một tờ báo tốt nhất trên thế giới. Đó là danh tiếng chúng tôi thấy không xứng đáng. WSJ hiện nay thật sự có thể thay thế".
 

WSJ đã có nhiều độc giả và bán được nhiều quảng cáo hơn, gồm cả những nhãn hiệu xa hoa nổi tiếng. Doanh số bán ra của các quầy báo tăng lên hơn 20% kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng kinh tế. Dow Jones đang mong đợi một chiều hướng đi lên. Theo một chuyên gia ngành xuất bản, WSJ.com có hơn 20 triệu lượt truy cập mỗi tháng, với doanh thu đáng ghen tị từ những người đặt mua báo dài hạn và những người mua quảng cáo.
 

Nhưng không có gì rõ ràng rằng số lượng ấn phẩm tăng lên và số lượng những độc giả qua mạng có trực tiếp liên quan tới sự cải tổ của Murdoch hay không. Có thể đó chỉ là sự quan tâm tự nhiên của độc giả đến hai sự kiện nổi bật trong thời gian qua là bầu cử và tình hình tài chính. Với bất cứ lý do nào, thì lượng người đọc tờ nhật báo cũng làm cho chỉ số Dow Jone tăng lên đáng kể. Trong quý cuối của năm tài chính kết thúc vào ngày 30/09, Tập đoàn truyền thông (News Corp.) đã buộc tội Dow Jones về sự sụt giảm 4 triệu đô trong lợi nhuận trước thuế và trong thị phần thông tin của tờ báo toàn cầu này.
 

Nụ cười mang ý nghĩa: "Tôi muốn làm gì là làm được"
(nguồn: The first post)

Vị anh hùng và niềm tin chưa trọn vẹn

Tuy nhiên, với cam kết tăng trưởng và đầu tư của New Corp, Murdoch đã khởi động trong việc thay đổi quan điểm của quần chúng. Tờ nhật báo phố Wall đã ca ngợi ông như là một vị cứu tinh. Không thể tưởng tượng nổi sự hỗn độn suốt 8 tháng năm 2007: những đề xuất ban đầu của Murdoch, sự sáp nhập thành một tập đoàn lớn thống trị một ấn phẩm về tài chính, cuộc chiến nắm quyền với một thế lực truyền thông mạnh nhất thế giới là nhà Bancroft - phe cánh đã kiểm soát Dow Jones hơn một thế kỷ.
 

Lo ngại những điều tồi tệ nhất mà nhân vật vốn được giới truyền thông coi là một tay thô lỗ sẽ tung hoành (gây rối, làm rối loạn) trong nội bộ của mình, một vài phóng viên của WSJ đã liều lĩnh tìm kiếm những hiệp sỹ áo trắng - người có thể cứu mình một cách đầy tuyệt vọng

Một cựu biên tập của tờ báo nói: "Nhưng họ đã thấy anh ta không cướp bóc, phá hoại như những người ông chủ báo khác, kể cả như ông chủ của New York Times. Murdoch đã nói muốn làm gì thì sẽ cố gắng thực hiện điều đó".

Rất nhiều nhà báo đã lo sợ ông trùm sẽ bị tác động bởi sự ưu ái về chính trị hay lịch trình kinh tế khi tiếp cận nhà Bancroft, nhưng không hề có một bằng chứng nào cho thấy việc đó cả. 

Tuy vậy, chung quy lại thì cũng vẫn còn sự lo lắng. Murdoch có thể đảm bảo cho sự sống sót của tờ nhật báo, nhưng cuối cùng sẽ là gì? Ví dụ những nhà báo kỳ cựu sợ mất đi sự khác biệt lâu đời của tờ báo, đưa ra mục tiêu của Murdoch hướng tới những tin tức kinh tế. Những lo lắng này là khởi nguồn cho những phản ứng giống như của Leckey - người từ bỏ WSJ để quay lại đọc NYTimes vì những gì mà ông thất vọng. Những điều này khiến người ta nhớ tiếc việc biến mất dần dần của một tờ báo chuyên biệt trước khi Murdoch dẫn dắt.
 

Nguồn: Arunningcommentary, Time

Murdoch có muốn thành công ở sự "không khác biệt"?

Robert Thomson đã thêm sức sống cho tờ báo mới này. Ông trước đây là biên tập của tờ The Times of London của Murdoch và ấn phẩm tại Mỹ của Financial Times. Thomson tiếp quản tờ WSJ vào tháng 5 sau khi Marcus Brauchli từ chức. Mặc dù là trên cương vị một biên tập viên tài năng hay trên cương vị một nhà cải cách, Thomson vẫn còn rất nhiều ảnh hưởng. Bộ máy của Murdoch “không phải là một đề xuất có sức thuyết phục, nhưng một điều rõ ràng là cần phải thay đổi mọi thứ”.

Thomson hoàn toàn không giải thích về phong cách làm việc hay nhân sự của ông. Ông nói: “Tôi đặt áp lực lên mọi người, đó là công việc của tôi – chứ không phải là tạo ra một văn hóa tự mãn trong mỗi con người". Nhưng ông cũng nhanh chóng thêm rằng có một nhiệt huyết thực thụ và sự sẵn sàng để tiến đến tương lai trên một con đường mới.

Đặt những tuyên bố cá nhân sang một bên, việc thay đổi WSJ bao gồm cả trang Web là một nỗ lực rất lớn của Murdoch trong việc duy trì sự sống của hàng loạt các ấn phẩm. Trong một bài thuyết giảng gần đây ở Úc với tựa đề “Tương lai của các tờ báo: Sống trên những cái cây đã chết”, ông nhấn mạnh rằng việc tờ báo sắp chuyển nhượng dường như mang lại niềm vui thích...

Tờ nhật báo đã lớn hơn rất nhiều kể từ cách đây một năm, thêm 4 trang vào mục tin tức quốc tế ngoài lĩnh vực tài chính. Nhưng trên hết, thêm 2 trang để nói về quan điểm và nghệ thuật và văn hóa. Tờ Nhật báo đã cho ra mắt lại chuyên mục “Những chuyện trên đường phố”, và tăng nhân sự tại Washington.

Tổng số phát hành của tờ báo là hơn 2 triệu bản, cộng với hơn 1 triệu độc giả báo mạng. Một chú ý là sự nhạy bén của tờ báo này trong việc thu thập tin tức, đã trở nên cần thiết trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính. Bất chấp việc biến mất của những câu chuyện chuyên đề ở trang nhất, Murdoch vẫn không từ bỏ những bài báo dài dòng về điều tra nghiên cứu.

Những tin tức hàng ngày đã trở thành thông dụng. Trong một động thái không che giấu, Nhật báo phố Wall đã cho ra đời một tờ tạp chí hào nhoáng mang tên WSJ vào tháng 10. Điều này khó có thể đến một cách suôn sẻ.

Theo một nhân viên của tờ báo, một đặc điểm đặc biệt trong hình mẫu Kate Moss và đối tác làm ăn của cô ấy là quyền mua trước những câu chuyện tương tự trên tạp chí Vogue. Không bao giờ có đủ tờ này cho rất nhiều những độc giả, bao gồm cả những biên tập viên vào cuối tuần.

Lo lắng thì không bao giờ có thể dứt, nhưng những gì Murdoch làm được
xứng đáng
để đặt một niềm tin(Nguồn: sfgate)


Nhiều người nhận xét rằng WSJ sẽ nhanh chóng rơi khỏi ngưỡng tiêu chuẩn của nhật báo phố Wall. Thomson bình luận qua loa về vấn đề này: “Nội dung thì cần phải khác biệt nhưng không hề có ít hơn những nội dung của một tờ báo chính, và tất cả những bài báo đều được qua tay những biên tập viên lâu năm giàu kinh nghiệm". Madison Avenue đã ca ngợi tờ tạp chí này. Ấn phẩm khai trương đã có hơn 50 công ty mua quảng cáo, trong đó có 19 công ty chưa bao giờ sử dụng dịch vụ này của Nhật báo phố Wall.

Quảng cáo, tất nhiên là khẳng định cho sự thành công về mặt tài chính của tờ báo. Tuy nhiên nó không phải là một phụ gia cho chất lượng hay sự khác biệt của tờ báo. Với rất nhiều thế hệ, tin tức về chứng khoán của tờ báo là tất cả, cũng chính là cái mà Murdoch đang tìm cách nhấn chìm. Trong một nỗ lực táo bạo, được sự trợ giúp của vốn và nhân sự, Murdoch đã mạo hiểm tạo ra một sự “không khác biệt” với đối thủ của mình.

Tờ New York Times là một ví dụ, nhưng liệu với những cái tít nổi bật, những hình mẫu trơn tru và màu mè ở những trang đầu, Murdoch có thật sự muốn Andrew Leckey nhầm lẫn Nhật báo phố Wall với tờ New York Times như vậy không?

 

(Theo báo VietNamNet)

  • Núi tiền khổng lồ của chúa đảo Tuần Châu
  • Nhà họ Lee mất dần quyền kiểm soát Samsung
  • Anh em Bầu Thụy hết nổ và chán nổi
  • Suy nghĩ về tiền theo tư duy của triệu phú
  • CEO cao giá chưa chắc làm việc hiệu quả
  • Matthew Winkler: Cái kết não nề hay vùng đất hứa?
  • Từ võ sỹ thành ông trùm Las Vegas
  • Kirk Kerkorian trả giá cho đam mê
  • CEO Ken Lewis: Người hùng hay kẻ ngớ ngẩn?
  • George Soros: Thiên tài hay tội nhân?
  • Vua đồ chơi Ty Warner
  • Từ cuốc xích lô đến... nhà máy ôtô cho VN
  • Del Vecchio, tỷ phú được mệnh danh “Vua kính Italia”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com