Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Địa lý kinh tế

Địa lý kinh tế là một chuyên ngành vừa thuộc kinh tế học ứng dụng vừa thuộc địa lý học nhân văn chuyên nghiên cứu về địa điểm, phân bố và tổ chức không gian của các hoạt động kinh tế. Nó áp dụng các phương pháp nghiên cứu cả của kinh tế học lẫn của địa lý học nhân văn.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Phân bố các hoạt động kinh tế chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố: môi trường, xã hội, chính trị, lịch sử, v.v... Địa chất có thể ảnh hưởng tới tính sẵn có của nguồn lực, địa hình, chi phí vận tải, và chất lượng đất từ đó tác động tới các hoạt động kinh tế. Khí hậu có thể ảnh hưởng tới tính sẵn có của nguồn lực (như lâm sản) và quy hoạch vùng nông nghiệp. Các thể chế xã hội và chính trị đặc thù của một khu vực cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới những quyết định kinh tế.

Địa lý kinh tế tập trung nghiên cứu các khía cạnh không gian của những hoạt động kinh tế ở các quy mô khác nhau. Khoảng cách tới một thành phố hay khu trung tâm thương mại (với tư cách là một thị trường có nhu cầu về các sản phẩm) đóng vai trò quan trọng trong quyết định kinh tế của xí nghiệp. Trong khi đó, các nhân tố khác như đường ra biển và nguồn nguyên liệu thô như dầu lửa lại ảnh hưởng tới những điều kiện kinh tế của các nước. Chẳng hạn, như vị trí cảng biển đối với kinh tế Singapore hay dầu lửa đối với kinh tế Saudi Arabia.

Phương pháp nghiên cứu


  • Địa lý kinh tế lý thuyết tập trung vào xây dựng các lý luận về quy hoạch không gian và phân bố các hoạt động kinh tế.
  • Địa lý kinh tế lịch sử nghiên cứu lịch sử và sự phát triển khía cạnh không gian của cơ cấu kinh tế.
  • Địa lý kinh tế vùng xem xét các điều kiện kinh tế của các khu vực hay quốc gia nào đó trên thế giới. Nó cũng nghiên cứu cả xu thế khu vực hóa kinh tế.
  • Địa lý kinh tế phê phán là phương pháp nghiên cứu mang quan điểm của môn địa lý phê phán đương đại và triết lý của nó.
    • Địa lý kinh tế hành vi xem xét quá trình nhận thức ẩn sau việc lựa chọn không gian, ra quyết định về địa điểm và hành vi của xí nghiệp[1] và các cá nhân.

 

(Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

  • Kinh tế học vi mô
  • Kinh tế học vĩ mô
  • Kinh tế học công cộng
  • Kinh tế học quốc tế
  • Kinh tế học môi trường
  • Chính sách kinh tế
  • Các đường cong kinh tế học: Bàng quan (kinh tế học)
  • Các đường cong kinh tế học: Đường cong J (kinh tế)
  • Các đường cong kinh tế học: Đường đẳng lượng
  • Các đường cong kinh tế học: Đường cong Phillips
  • Các đường cong kinh tế học: Đường cong Lorenz
  • Các đường cong kinh tế học: Đường cong Laffer
  • Các đường cong kinh tế học: Đường LM
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com