Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế học quốc tế

Kinh tế học quốc tế là một chuyên ngành kinh tế học ứng dụng nghiên cứu sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia. Kinh tế học quốc tế được phát triển suốt từ thế kỷ XVIII và đã quy tụ được nhiều học giả kinh tế học nổi tiếng như Adam Smith, David Ricardo, John Stuart Mill, Alfred Marshall, John Maynard Keynes, và Paul A. Samuelson. Tuy nhiên, chỉ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với việc ứng dụng các công cụ kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô, kinh tế học quốc tế mới trở nên phát triển sâu và rộng.

Đối tượng nghiên cứu


Kinh tế học quốc tế lại chia thành hai mảng lớn là thương mại quốc tếtài chính quốc tế.

Thương mại quốc tế nghiên cứu các lý luận về thương mại quốc tế, chính sách thương mại quốc tế. Các lý luận thương mại quốc tế quan trọng là thuyết về lợi thế so sánh, mô hình Heckscher-Ohlin (cùng với định lý Stolper-Samuelson), v.v...

Còn tài chính quốc tế nghiên cứu về thị trường ngoại hối và cán cân thanh toán. Các lý luận chính trong mảng tài chính quốc tế bao gồm từ thuyết sức mua tương đương của kinh tế học cổ điển đến thuyết lựa chọn động cơ tài sản của kinh tế học Keynes, rồi các định lý Balassa-Sammuelson. Dựa trên các thuyết này, tài chính quốc tế còn nghiên cứu về chính sách tài chính quốc tế thông qua các mô hình Mundell-Flemming và mô hình AA-DD. Tài chính quốc tế còn nghiên cứu cả nguyên nhân của khủng hoảng cán cân thanh toán và đề xuất các chính sách phòng ngừa.

Phương pháp nghiên cứu


Thương mại quốc tế áp dụng các phương pháp và công cụ nghiên cứu của kinh tế học vi mô.

Tài chính quốc tế áp dụng các phương pháp và công cụ nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô.

Phân biệt kinh tế học quốc tế với quan hệ kinh tế quốc tế


Hai chuyên ngành này cùng nghiên cứu về quan hệ kinh tế giữa các nước nói chung, nhưng sử dụng phương pháp tiếp cận khác nhau. Kinh tế học quốc tế sử dụng các công cụ của kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô. Còn quan hệ kinh tế quốc tế đi theo cách tiếp cận của môn quan hệ quốc tế. Quan hệ kinh tế quốc tế nghiên cứu các vấn đề như toàn cầu hóa, chủ nghĩa khu vực trong kinh tế, các hiệp định kinh tế quốc tế (song phương và đa phương), v.v...

Phân biệt tài chính quốc tế với kinh tế học vĩ mô quốc tế


Hai môn này gần như trùng lặp nhau vì có đối tượng và phương pháp nghiên cứu chung. Vì thế, tại các khoa kinh tế, giảng viên dạy môn này cũng có thể đồng thời dạy môn kia. Tuy nhiên, nếu phân biệt nghiêm ngặt, tài chính quốc tế quan tâm hơn tới các hiện tượng ngắn hạn, còn kinh tế học vĩ mô quốc tế quan tâm hơn tới các hiện tượng dài hạn.

(Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

  • Kinh tế học vi mô
  • Kinh tế học vĩ mô
  • Kinh tế học công cộng
  • Kinh tế học môi trường
  • Kinh tế học môi trường
  • Địa lý kinh tế
  • Chính sách kinh tế
  • Các đường cong kinh tế học: Bàng quan (kinh tế học)
  • Các đường cong kinh tế học: Đường cong J (kinh tế)
  • Các đường cong kinh tế học: Đường đẳng lượng
  • Các đường cong kinh tế học: Đường cong Phillips
  • Các đường cong kinh tế học: Đường cong Lorenz
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com