Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá trị nhãn hiệu Google gia tăng trong thời kỳ khủng hoảng

Trong thời buổi kinh tế đầy biến động hiện nay, mọi người đều muốn biết những câu trả lời – một lý do có thể giải thích tại sao giá trị của nhãn hiệu Google đang tăng lên và nhãn hiệu của các ngân hàng thì giảm dần.

Theo một cuộc khảo sát của Iterbrand về các nhãn hiệu toàn cầu giá trị của nhãn hiệu Google đã tăng 25% tới 31.9 tỷ USD (tương đương 19.5 tỷ bảng Anh) so với một năm trước đây và là mức tăng lớn nhất trong cả năm.

Đây là lần đầu tiên tổng giá trị của 100 nhãn hiệu hàng đầu thế giới giảm 4.6% ở mức 1.15 nghìn tỷ USD. Hai nhãn hiệu giá trị nhất thế giới vẫn là Coca Cola và IBM.

Trong một năm khi một số ngân hàng xuống dưới sự kiểm soát của các chính phủ và những ngân hàng khác lâm vào phá sản, giá trị của các nhãn hiệu tài chính đã suy giảm đáng kể. Giá trị nhãn hiệu của Citi đã giảm tới 49% xuống mức 10.2 tỷ USD, trong khi đó giá trị của UBS giảm mạnh hơn với 50% xuống 4.3 tỷ USD. Giá trị của nhãn hiệu America Express giảm 32% xuống 14.9 tỷ USD và của Morgan Stanley giảm nhẹ hơn với 26% xuống 6.39 tỷ USD.

Những nhãn hiệu giá trị nhất thế giới

  • Coca Cola $68.7bn
  • IBM $60.2bn
  • Microsoft $56.6bn
  • GE $47.7bn
  • Nokia $34.8bn
  • McDonald's $32.2bn
  • Google $31.9bn
  • Toyota $31.3bn
  • Intel $30.6bn
  • Disney $28.4bn

Các công ty xe hơi nỗ lực tạo ra những chiếc xe phù hợp với mong muốn của mọi người trong thời điểm khó khăn cũng bị ảnh hưởng khá nặng nề. Toyota, Mercedes Benz, BMW, Volkswagen và Porsch cũng trải qua những sụt giảm về giá trị nhãn hiệu.

Nói về sự sụt giảm giá trị nhãn hiệu của các ngân hàng và các nhà sản xuất xe hơi Interbrand cho hay “Một số nhãn hiệu có giá trị mang tính lịch sử thường kết hợp với phạm vi và tính ổn định giành được trong một năm rất khó khăn”.  Những nhãn hiệu hoạt động không tốt là những loại được nhận thấy có sụp đổ về cơ bản trong kinh doanh, trong số này bao gồm cả UBS.

Theo ông Jez Frampton - Giám đốc điều hành của Interbrand, thời điểm kinh tế khó khăn hơn có thể khiến mọi người đánh giá lại bản chất của các mối quan hệ đã tạo dựng cho các nhãn hiệu và cách chúng ta cảm thấy thực sự tự tin vào các nhãn hiệu để sống theo những hứa hẹn từ chúng. Ông nói “Các nhãn hiệu là những lời hứa hẹn mà chúng ta đánh giá và sẽ sẵn sàng trả cho nó nên nếu chúng ta cảm thấy những lời hứa đó đã bị phá vỡ thì chúng ta có thể sẽ ít tin tưởng hơn.

Tuy nhiên một số nhãn hiệu có sức kháng cự lại tình trạng khủng hoảng. Mặc dù một số người tiêu dùng giành ít tiền hơn cho các sản phẩm trị giá lớn như ô tô và ngờ vực hơn về các ngân hàng, họ vẫn đủ tiền để chi cho các nhãn hiệu như Coca cola, McDonalds, Gillette và H&M. Interbrand cho biết “Các nhãn hiệu là các sản phẩm thiết yếu hàng ngày thì dễ mua và trải qua khó khăn tốt hơn:. Những nhãn hiệu khá xa xỉ với những cái tên như Gucci, Prada, Louis Vuitton và Hermes cố giữ vững vị trí thì suy giảm ít hơn mức giảm trung bình với 5%.

 

(Theo Bùi Huyền // Diễn đàn doanh nghiệp // BBC)

  • Bí mật trong logo của các thương hiệu nổi tiếng
  • Bên trong Google
  • Cuộc cách mạng “H&M”
  • 10 hãng hàng không an toàn nhất thế giới
  • Ông chủ Trung Nguyên tiếp tục chê bai Starbucks
  • Airbus - Boeing, “cuộc chiến” chưa có hồi kết
  • Nàng Barbie - giấc mơ bất tận của trẻ em
  • Calvin Klein - Thương hiệu gợi tình
  • Sony 30 năm sau Walkman
  • Zippo- ngọn lửa từ góc khuất quá khứ
  • HP và bí quyết qua mặt các "đại gia" tại thị trường Việt Nam
  • Thương hiệu Viettel được định giá khoảng 536 triệu USD
  • Bí quyết vượt khủng hoảng của Ford
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com